Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Cư Trinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{Reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
Dòng 7:
Cha Nguyễn Cư Trinh là ông ''Nguyễn Đăng Đệ'' thuộc đời thứ bảy, vốn nổi tiếng về tài văn chương, thi đỗ [[sinh đồ]], làm Tri huyện Minh Linh phủ Quảng Bình xứ Thuận Hóa (nay thuộc Quảng Trị), được chúa [[Nguyễn Phúc Chu]] mến tài ban cho ''quốc tính'' (được mang họ Nguyễn).
 
Là con út trong gia đình có truyền thống văn học, ngay từ nhỏ Nguyễn Cư Trinh cùng anh họ là [[Nguyễn Đăng Trình]], đều đã nổi tiếng hay chữ. (Sau này, khi [[Nguyễn Phúc Khoát]] lên ngôi chúa, những luật lệ đều do Nguyễn Đăng Thịnh đặt ra mà văn từ thì do Nguyễn Cư Trinh thảo <ref>Phạm Thế Ngũ, ''Việt Nam văn học sử giản ước tân biên'', Quyển 2, tr. 213.</ref>).
Năm [[Canh Thân]] ([[1740]]), ông thi đỗ Hương cống, được bổ làm Tri phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa (vùng đất thuộc cả [[Quảng Trị]] và [[Thừa Thiên-Huế]]), rồi trải qua các chức [[Tuần phủ]] [[Quảng Ngãi]] ([[Canh Ngọ]] [1750]), Ký lục dinh Bố Chánh ([[Quảng Bình]]), sau đến Lại bộ Kiêm Tào vận sứ, tước Nghi Biểu hầu.
 
Năm [[Quý Dậu]] ([[1753]]), Nguyễn Cư Trinh sang [[Chân Lạp]] (tức [[Cao Miên]]) đánh Nặc Nguyên ([[Chey Chettha V]]). Thu đất đai cho chúa Nguyễn nhập vào châu Định Viễn<ref>Lịch triều hiến chương loại chí, [[Phan Huy Chú]], tập 1, dư địa chí, trang 171-172.</ref> (các vùng đất nằm ven 2 bờ [[sông Tiền Giang]]) và giữa sông Tiền và [[sông Hậu]], với lỵ sở là [[dinh Long Hồ]], là vùng phênphiên dậu phía Nam phủ Gia Định lúc đó (đến đầu thời nhà Nguyễn thành trấn Vĩnh Thanh). Sau khoảng 11 năm trấn giữ biên cương phía Nam, năm [[Ất Dậu]] (1765), Nguyễn Cư Trinh được chúa Nguyễn Phúc Thuần gọi về kinh nắm bộ Lại.<ref>Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn, trang 243.</ref>
 
Năm [[Ất Dậu]] ([[1765]]) Nguyễn Phúc Thuần lên nối ngôi chúa, quyền thần [[Trương Phúc Loan]] ỷ thế lộng quyền. Sách [[Đại Nam thực lục]] chép:
:''Nguyễn Cư Trinh nói: "Chốn triều đình bàn việc đã có định chế, Phúc Loan sausao dám vô lễ như thế, sắp muốn chuyên quyền chăng? trongTrong nước sinh loạn tất là người ấy". Phúc Loan giận lắm nhưng e sợ , không dám làm gì.''<ref>Tiền biên, Quyển 5. Dẫn theo Phạm Thế Ngũ, ''Việt Nam văn học sử giản ước tân biên'', Quyển 2, tr.214.</ref>
Năm [[Đinh Hợi]] ([[1767]]) ông bệnh và mất, hưởng dương 51 tuổi, được truy tặng Tá lý công thần, Vinh lộc đại phu, thụy ''Văn Định''.