Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Formosa thuộc Tây Ban Nha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 44:
|date_event1 =
}}
{{lịch sử Đài Loan}}
'''Formosa thuộc Tây Ban Nha''' là một thuộc địa tồn tại từ năm 1626 đến 1642 của [[đế quốc Tây Ban Nha]] ở [[Bắc Đài Loan|phía bắc]] đảo [[Đài Loan]]. Mặc dù Đài Loan gần gũi về mặt địa lý với đảo [[Luzon]] của Tây Ban Nha, song Hà Lan mới là đế quốc đầu tiên thiết lập thuộc địa tại Đài Loan. Đến năm 1626, để phá vỡ phong tỏa mậu dịch của người Hà Lan đối với [[Manila]], người Tây Ban Nha đã xuất binh tiến đến [[Cơ Long|Kelung]], dần dần chinh phục Bắc Đài Loan. Tuy nhiên, người Tây Ban Nha đã không thể trục xuất người Hà Lan ra khỏi đảo, không thể thu được đủ lợi nhuận để đáp ứng chi phí cho đội quân đồn trú, và phải dựa vào trợ giúp từ Manila.<ref>Tonio Andrade原著,鄭維中譯,《福爾摩沙如何變成臺灣府》(台北市:遠流出版公司,2007),頁162</ref> Tuy nhiên, sau khi kinh tế Manila suy thoái, người Tây Ban Nha đã buộc phải giảm số quân đồn trú, đem đến cho người Hà Lan một cơ hội. Cuối cùng, vào năm 1642, người Hà Lan đánh chiếm Kelung, kết thúc thời gian thống trị của Tây Ban Nha tại Đài Loan.
 
Hàng 53 ⟶ 54:
 
=== Thời kỳ thống trị hưng thịnh ===
[[Tập tin:Spanish Map of Keelung and Tamsui Harbor, 1626.png|nhỏ|phảitrái|Bản đồ thể hiện cảng Kelung và Tamsui trong thời kỳ người Tây Ban Nha cai trị tại Bắc Đài Loan]]
Năm 1626, [[Antonio Carreño de Valdes]] suất lĩnh hạm đội xuất phát từ Manila đi men theo bờ biển [[Đông Đài Loan]] đến một đảo nhỏ trong vịnh Kelung (nay là [[đảo Hòa Bình]]), dựng [[thành San Salvador]] để làm trung tâm thống trị, đảo này cũng vì thế mà được mệnh danh là đảo San Salvador.<ref>José María Alvarez原著,李毓中、吳孟真譯著《西班牙人在臺灣》(南投市:國史館臺灣文獻館,2006),頁36</ref> Song sau khi lập cứ điểm không lâu, người Tây Ban Nha đã gặp phải cảnh khó khăn. Các thôn làng [[Thổ dân Đài Loan|thổ dân]] ở [[Kim Sơn, Tân Bắc|Kippare]] (Taparri) và [[Cơ Long|Kimaurri]] bị quân Tây Ban Nha chiếm giữ nên không chịu bán thực phẩm. Tàu cung ứng của Manila không thể đến kịp thời, vì thế có không ít người Tây Ban Nha đã sinh bệnh hoặc chết đói, những người may mắn sống sót phải ăn thịt [[chó]] và [[siêu họ Chuột|chuột]] để lót dạ.<ref>《福爾摩沙如何變成臺灣府》,頁170-171</ref> Cho đến khi có thương nhân người Hán đến Kelung bán lương thực, tình cảnh người Tây Ban Nha mới được cải thiện.