Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần đảo Hoàng Sa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Romelone (thảo luận | đóng góp)
dùng nick thật đi
Romelone (thảo luận | đóng góp)
Dòng 394:
Trong [[thế kỉ 21]], ít nhất về phương diện kinh tế và quân sự, không thể phủ nhận vai trò quan trọng ngày càng gia tăng của [[Biển Đông]] đối với [[Trung Quốc]], các nước [[Bắc Á]] và các quốc gia trong vùng [[Đông Nam Á]], bao gồm [[Brunei]], [[Campuchia]], [[Đông Timor]], [[Indonesia]], [[Lào]] (không có lãnh hải), [[Malaysia]], [[Myanma]], [[Philippines]], [[Singapore]], [[Thái Lan]] và [[Việt Nam]]. Toàn vùng [[Đông Nam Á]] chiếm một diện tích khoảng 4.523.000 km<sup>2</sup>, với dân số ước chừng 568.300.000 người, và có [[GDP]] vào khoảng 2.800 tỷ USD trong năm 2004.
 
Biển Đông là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua [[Eo biển Malacca]]. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các quốc gia thuộc [[Vòng đai Thái Bình Dương]] với vùng [[Đông Nam Á]], [[Ấn Độ]], [[Tây Á]], [[Địa Trung Hải]] và xuống tận mãi [[châu Úc]] đều thường xuyên đi qua vùng biển này. Hoàng Sa là một quần đảo nằm trên thủy lộ đó. Những tranh chấp căng thẳng đã và đang xảy ra tại Hoàng Sa cho thấy việc kiểm soát Hoàng Sa vô cùng quan trọng trong việc nắm quyền kiểm soát thuỷ đạo quan trọng của Đông Nam Á và của thế giới. Điều này ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không chỉ liên quan đến lợi ích riêng của các nước tham gia tranh chấp quần đảo Hoàng Sa.
 
Ngoài ra, Biển Đông còn là nguồn cung cấp hải sản, dầu thô, và khí đốt rất đáng kể. Việc kiểm soát Hoàng Sa là lợi thế đối với việc giành quyền kiểm soát biển Đông.{{fact}}