Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dewathulk (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Romelone (thảo luận | đóng góp)
Dewathulk đã vặn nguồn còn cố tình gây bút chiến. Đề nghị BQV xử lý ngay thành viên này.
Dòng 104:
Chính quyền [[Quốc gia Việt Nam]] (tiền thân của [[Việt Nam Cộng hòa]]) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do mà [[Thủ tướng]] [[Ngô Đình Diệm]] đưa ra là "''nghi ngờ về việc có thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc''".<ref>Denis Warner, ''Certain victory - How Hanoi won the war'', Sheed Andrews and McMeel, Inc, 1978, tr. 110 (phỏng vấn của tác giả với Ngô Đình Diệm)</ref> Khi trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Ngô Đình Diệm còn ra nhiều tuyên bố công kích chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.<ref name="insurgency1">The Reunification of Vietnam, PRESIDENT NGO DINH DIEM'S BROADCAST DECLARATION ON THE GENEVA AGREEMENTS AND FREE ELECTIONS (July 16, 1955), page 24, Vietnam bulletin - a weekly publication of the Embassy of Vietnam in United States, Special issue No.16, Available [http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/1653/16530101012.pdf online] Trích: "Our policy is a policy for peace. But nothing will lead us astray of our goal, the unity of our country, a unity in freedom and not in slavery. Serving the cause of our nation, more than ever we will struggle for the reunification of our homeland. We do not reject the principle of free elections as peaceful and democratic means to achieve that unity. However, if elections constitute one of the bases of true democracy, they will be meaningful only on the condition that they be absolutely free. Now, faced with a regime of oppression as practiced by the Viet Minh, we remain skeptical concerning the possibility of fulfilling the conditions of free elections in the North." dịch là "''Chính sách của chúng tôi là chính sách hoà bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử tạo thành một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc''."</ref>
 
Bên cạnh đó, các báo cáo của [[CIA]] cho Tổng thống Mỹ [[Eisenhower]] khiến ông nhận định rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho [[Hồ Chí Minh]] thay vì bầu cho [[Bảo Đại]] nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành<ref name="mtholyoke.edu">[http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/ddeho.htm Nguồn: Dwight D. Eisenhower, ''Mandate for Change'', 1953-56 (Garden City, NY: Doubleday & Compnay, Inc., 1963), tr. 372]</ref>. Nhà sử học Mortimer T. Cohen cho rằng: thực tâm Ngô Đình Diệm không muốn Tổng Tuyển cử, vì biết rằng mình sẽ thua. Không ai có thể thắng cử trước Hồ Chí Minh, vì ông là một [[George Washington]] của Việt Nam<ref>From Prologue To Epilogue In Vietnam, Mortimer T. Cohen, 1979, p.227 and 251. Trích: ''But Eisenhower knew then that 80 percent of the people in a free election would vote for Ho Chi Minh over Bao Dai. Would Diem do any better than Bao Dai? Why should he? No one in Vietnam could beat Ho Chi Minh in an open election. He was the George Washington of the nation... The reason Diem did not hold unification elections was that he thought he’d lose them.''</ref> Do vậy Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Việt Nam Cộng Hòa để cuộc tuyển cử không thể diễn ra{{fact|date=6-01-2013}}. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam vì vậy đã không bao giờ được tổ chức.
 
Như vậy, xét về quá trình tham gia của các bên tham chiến, cuộc chiến Việt Nam là bước tiếp nối để giải quyết những mục tiêu mà cả 2 bên chưa làm được trong [[chiến tranh Đông Dương]]. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ([[Việt Minh]]) muốn giành độc lập, thống nhất cho Việt Nam và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của Việt Nam Cộng hoà - theo tuyên bố trước đó của [[Thủ tướng]] [[Quốc gia Việt Nam]] [[Ngô Đình Diệm]] - là "''thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ''"; họ từ chối đàm phán hoặc ra tranh cử với Việt Minh.<ref name="insurgency1"/> Còn Hoa Kỳ thì muốn tiếp tục thi hành [[Thuyết domino|chính sách chống Cộng]] ở [[Đông Nam Á]]. Nhiều nhà sử học coi 2 cuộc chiến thực chất chỉ là một và gọi đó là ''"Cuộc chiến mười ngàn ngày"'', giai đoạn hòa bình 1955-1959 thực chất chỉ là chặng nghỉ tạm thời. Theo [[Daniel Ellsberg]], ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: ban đầu là Pháp và Mỹ, sau đó Mỹ nắm hoàn toàn. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam - dù không phải là tất cả người Việt - nhưng cũng đủ để duy trì cuộc chiến đấu chống lại vũ khí, cố vấn cho tới quân viễn chinh của Mỹ<ref>Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255: ''Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.''</ref>
Dòng 418:
 
Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều đó đúng với [[Hội nghị Paris]] suốt thời kỳ từ năm [[1968]] đến năm [[1972]]. Các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp chính thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết được rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của Cố vấn đặc biệt [[Lê Đức Thọ]] của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Tiến sĩ [[Henry Kissinger]], cố vấn của tổng thống Hoa Kỳ, là đi vào thảo luận thực chất nhưng không đi được đến thoả hiệp.
 
Năm 1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập trên trên cơ sở [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]].
 
Đến giữa năm 1972, khi [[Chiến dịch Nguyễn Huệ]] đã kết thúc và Hoa Kỳ đã quá mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và thực sự muốn đi đến kết thúc,<ref>George Herring, ''America's Longest War - the United States and Vietnam 1950-1975'', tr. 244</ref> thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.