Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyên soái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 5:
 
==Nguồn gốc lịch sử==
Thời đầu Trung Cổ, các [[Danh sách vua và hoàng đế Pháp|vua Pháp]] thường trao quyền chỉ huy quân sự của người Pháp, cả về hải lục quân và cảnh sát, cho các quan chức cao cấp gọi ''Connétable'' ([[tiếng Anh]]: ''Constable''), thường là những quý tộc thân cận. Nguồn gốc của từ "connétable" bắt nguồn từ thuật ngữ ''"comes stabuli"'' trong [[latinh|tiếng Latin]], dùng để chỉ những người phụ trách chăm sóc ngựa cho các lãnh chúa (quản mã), hàm ý là những người thân tín. Giúp việc cho các connétable là các viên chức chuyên môn, được gọi chung là các '''maréchal''' ([[tiếng Anh]]: ''marshal''), mà quan trọng nhất là phụ tá chỉ huy quân sự được gọi là '''Maréchal de camp''' ([[tiếng Anh]]: ''Field marshal'').
 
Chức vụ Connétable phát triển dần theo quy mô quân đội trong 600 năm, trở thành một chức vụ quan trọng trong chính quyền Pháp. Để thay đổi cán cân quyền lực, năm 1627, [[Hồng y Richelieu]] bất ngờ ra quyết định bãi bỏ chức vụ Connétable trong quân đội, giao quyền chỉ huy lại cho viên chức phụ tá là [[Thống chế Pháp|Maréchal de France]]. Kể từ đó, chức vụ này trở thành danh xưng của cấp bậc quân sự cao nhất của các quốc gia châu Âu.
Dòng 14:
Trong lịch sử thời phong kiến của các quốc gia Đông Á, chức vụ ''Nguyên soái'' (''元帥'') với ý nghĩa thống soái tối cao của quân đội, do hoàng đế bổ nhiệm có tính thời vụ trong những chiến dịch lớn, quan trọng. Trong khi đó, chức vụ ''Thống chế'' (''統制'') chỉ thuần túy mang tính chất một chức vụ võ quan cao cấp trong triều đình. Dù 2 danh xưng này hoàn toàn không tương ứng nhưng cũng có thể thấy danh hiệu ''Nguyên soái'' cao hơn danh hiệu ''Thống chế''.
 
Mãi đến năm 1872, lần đầu tiên cấp bậc Nguyên soái được thành lập trong hệ thống cấp bậc của [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản]]. Danh xưng quân hàm này dù sau đó không tồn tại trong quân đội Nhật Bản kể từ sau năm 1945, nhưng nó vẫn được sử dụng tại các nước Đông Á khác như [[Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên]], [[Hàn Quốc|Đại Hàn Dân quốc]], [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]]...
 
Không rõ danh xưng Thống chế được dùng trong tiếng Việt từ khi nào, và vì sao được xem là tương đồng với danh xưng Nguyên soái? Nhưng dù sao, một thông lệ không rõ ràng được dùng chuyển ngữ trong các tài liệu Việt Nam ở quốc nội như sau:
 
* Thuật ngữ ''"Thống chế"'' được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự ''Field Marshal'' ([[Anh]]) hoặc ''Maréchal'' ([[Pháp]]) của các nước phương Tây;
* Thuật ngữ ''"Nguyên soái"'' được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự ''Маршал'' (''Marshal'') của [[Liên Xô]] và các nước thuộc cộng đồng [[Hệ thống xã hội chủ nghĩa|Xã hội chủ nghĩa]] trước kia.
 
Có lẽ đây là do sự ảnh hưởng của [[Chiến tranh Lạnh|Chiến tranh lạnh]] chăng? Điều này dẫn đến nhiều nhầm lẫn khi chuyển ngữ, đặc biệt như cấp bậc Wonsu của Hàn Quốc dịch nguyên nghĩa là ''Nguyên soái'', chuyển ngữ lại là ''Thống chế'', theo hệ thống cấp bậc thì lại dịch là ''Thống tướng''. Tất nhiên, chẳng có cái nào sai nhưng cũng chỉ đúng tương đối.
 
Nhưng dù sao, thuật ngữ Nguyên soái là chính xác nhất khi dùng chuyển ngữ cho cấp bậc ''Marshal''.
Dòng 43:
</gallery>
<gallery>
Hình:Marshal of the Soviet Union.gif|<center>'''Маршал<BR>Советского Союза'''<BR>[[Nguyên soái Liên bang Xô viết|Nguyên soái Liên Xô]]</center>
Hình:Marschal_rossijskoj_federazii.gif|<center>'''Маршал Российской Федерации'''<BR>Nguyên soái Liên bang Nga</center>
</gallery>
 
Trong quân đội [[Trung Hoa Dân Quốc|Trung Hoa Dân quốc]] không tồn tại quân hàm Nguyên soái dù chúng từng tồn tại với tư cách là một danh hiệu chức vụ thống lĩnh quân sự tối cao. Trong lịch sử [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa]] chỉ có một lần đầu tiên và duy nhất phong quân hàm Nguyên soái 元帥 ngày 23 tháng 9 năm [[1955]] cho 10 quân nhân loại Khai quốc công thần là [[Chu Đức]], [[Bành Đức Hoài]], [[Lâm Bưu]], [[Lưu Bá Thừa]], [[Hạ Long (nguyên soái)|Hạ Long]], [[Trần Nghị]], [[La Vinh Hoàn]], [[Từ Hướng Tiền]], [[Nhiếp Vinh Trăn]] và [[Diệp Kiếm Anh]]; quân hàm này tồn tại đến [[1965]] thì bị bãi bỏ hoàn toàn.
 
==Một số Nguyên soái/Thống chế tiêu biểu thời hiện đại==
Dòng 58:
* [[Joseph Joffre]] ([[1852]] - [[1931]]), Đệ tam Cộng hòa Pháp
* Sir [[Harold Alexander]] ([[1891]]-[[1969]]), [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]]
* Sir [[Bernard Montgomery|Bernard Law Montgomery]] ([[1887]]-[[1976]]), Anh
* [[Erwin Rommel]] ([[1891]]-[[1944]]), [[Đức Quốc Xã]]
* [[Günther von Kluge]] ([[1882]]-[[1944]]), Đức Quốc Xã
* [[Erich von Manstein]] ([[1887]] - [[1973]]), Đức Quốc xã
* [[Fedor von Bock]] ([[1880]]-[[1945]]), Đức Quốc Xã
* [[Wilhelm von Leeb|Wilhelm Ritter von Leeb]] ([[1876]]-[[1956]]), Đức Quốc Xã
* [[Ivan Stepanovich Koniev]] ([[1897]]-[[1973]]), [[Liên Xô]]
* [[Georgi Konstantinovich Zhukov]] ([[1896]]-[[1974]]), Liên Xô
* [[Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy|Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky]] ([[1895]]-[[1977]]), Liên Xô
* [[Fyodor Ivanovich Tolbukhin]] ([[1894]]-[[1949]]), Liên Xô
* [[Konstantin Konstantinovich Rokossovsky]] ([[1896]]-[[1968]]), Liên Xô và [[Ba Lan]]