Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Duy Hiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 5:
'''Nguyễn Duy Hiệu''' sinh năm [[Đinh Mùi]] ([[1847]]) tại làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc (nay là xã Cẩm Hà, thị xã [[Hội An]]) tỉnh [[Quảng Nam]].
Năm [[Bính Tý]] ([[1876]]), ông thi đỗ [[cử nhân (định hướng)|cử nhân]]. Năm [[Kỷ Mão]] ([[1879]]), ông thi đỗ [[Phó bảng]] lúc 32 tuổi, được triều đình [[Tự Đức]] bổ nhiệm làm quan phụ đạo tại kinh thành [[Huế]], được phong Hồng lô tự khanh nên người đời gọi là ''Hường Hiệu''.
 
[[Tháng năm|Tháng 5]] năm [[Ất Dậu]] ([[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1885]]), cuộc phản công của phe chủ chiến ở [[Kinh thành Huế]] thất bại, Phụ chính [[Tôn Thất Thuyết]] phải phò vua [[Hàm Nghi]] chạy ra [[Quảng Trị]], xuống [[chiếuphong trào Cần Vương|dụ Cần vương]] (13 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1885]]).
Hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của vua, Nguyễn Duy Hiệu cùng [[Trần Văn Dư]] ([[1839]]-[[1885]]), [[Phan Bá Phiến]] (còn gọi là Phan Thanh Phiến, [[1839]]-[[1887]]), [[Nguyễn Tiểu La]] (tức Nguyễn Hàm, [[1863]]-[[1911]]), thành lập [[Nghĩa hội Quảng Nam]] ([[Trần Văn Dư]] làm Thủ hội) rồi ra bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh cùng đứng lên đáp nghĩa.
Ngày 4 [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1885]], nghĩa quân [[Quảng Nam]] bao vây chiếm tỉnh thành La Qua (còn gọi là La Thành, tức thành tỉnh Quảng Nam), buộc Bố chánh Bùi Tiến Tiên và Tuần phủ Nguyễn Ngoạn phải dẫn quân rút chạy.
 
Được tin khẩn, quân Pháp và quân Nam triều (triều vua [[Đồng Khánh]] thân Pháp) dưới quyền chỉ huy của tướng Schants đã phản công chiếm lại thành, rồi còn xua quân đi tấn công các căn cứ của nghĩa quân ở [[Đại Lộc]], [[Quế Sơn]], [[Tam Kỳ]]...
Trước lực lượng đông đảo và vũ khí tối tân của đối phương, đến [[tháng mười|tháng 10]] năm [[1885]], các căn cứ ở [[Dương Yên]], [[An Lâm]], [[Đại Đồng]] cũng đều lần lượt bị bao vây rồi thất thủ.
 
Trước tình thế nguy ngập đó, bộ chỉ huy Nghĩa hội bàn nhau chọn kế "giải binh quy điền" để bảo toàn lực lượng. [[Tháng mười hai|Tháng 12]] năm [[1885]], Trần Văn Dư giao quyền Thủ hội cho Nguyễn Duy Hiệu để [[Huế]] gặp vua [[Đồng Khánh]] (từng là học trò của ông), nhằm tìm ra một giải pháp. Dọc đường, ông bị quyền Tổng đốc [[Quảng Nam]] Châu Đình Kế bắt giữ và báo với quân Pháp. Bất khuất, ông mắng chửi Tổng đốc Kế. Căm tức, viên quan này đã mượn tay quân Pháp để giết chết ông<ref>Nhóm Nhân văn Trẻ chép ông bị ''xử bắn'' (tr. 261). [[Nguyễn Q. Thắng]]-Nguyễn Bá Thế ghi ông bị ''xử chém'' (tr. 899).</ref> tại góc thành La Qua ngày 13 [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1885]].
Đầu năm [[1886]], Nguyễn Duy Hiệu chính thức làm Hội chủ mới của Nghĩa hội, và ông đã chọn thung lũng Trung Lộc thuộc [[Quế Sơn]] đặt tổng hành dinh với tên gọi là ''Tân tỉnh Trung Lộc''.
 
Từ nơi đó, Nguyễn Duy Hiệu đã tổ chức đi đánh nhiều trận, gây cho đối phương nhiều thiệt hại, như trận tập kích đơn vị công binh Pháp đang mở con đường qua đèo [[Đèo Hải Vân|Hải Vân]] (tiêu diệt trọn đội công tác này), trận Bãi Chài (phá đội ca nô ở vàm Vân Ly trên [[sông Thu Bồn]]), trận phục kích quân Pháp và quân triều đình ở [[Cẩm Muồng]].
 
[[Tháng hai|Tháng 2]] năm [[1886]], viên [[Khâm sứ]] [[Trung Kỳ]] là Hector đã điều động khoảng bốn trăm lính [[Pháp]] cùng khoảng hai trăm quân triều do [[Nguyễn Thân]] chỉ huy đã rầm rộ tiến vào căn cứ Tân tỉnh Trung Lộc. Tại trận kịch chiến ở Gò May, nghĩa quân đại bại, bản doanh bị đốt cháy, san bằng. Thấy không thể cầm cự được nữa, Nguyễn Duy Hiệu và [[Phan Bá Phiến]] liền ra lệnh đánh vượt vòng vây chạy về một làng ở gần cửa biển [[An Hòa]] thuộc [[Tam Kỳ]].
Tướng [[Nguyễn Thân]] liền xua quân theo càn quét rất ngặt. Lại thất trận ở căn cứ Phước Sơn (thuộc [[Tiên Phước]]), tuy Nguyễn Duy Hiệu và [[Phan Bá Phiến]] chạy thoát được nhưng thế và lực thật sự đã cùng. Không thể để nghĩa quân toàn ba tỉnh bị giết hại hết, nghe lời thủ lĩnh Hiệu, Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự sát để tránh bị bắt, còn ông Hiệu thì tự trói mình nạp mạng cho đối phương để nhận lãnh hết trách nhiệm về mình...Hôm đó là ngày 5 [[tháng tám|tháng 8]] năm [[Bính Tuất]] (21 [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1887]]).
 
Kế tiếp, theo sử liệu thì:
:''Chứng kiến xong cái chết của người đồng sự tâm phúc, Nguyễn Duy Hiệu trở về quê thăm viếng mẹ già. Xong, ông ra miếu thờ [[Quan Vũ|Quan Công]] ở giữa bãi cát Thanh Hà, mặc áo dài đen, đầu vấn khăn cẩn thận, ngồi xếp bằng trước bàn thờ, rồi sai người đi báo cho Nguyễn Thân đến bắt ông...''<ref>Nhóm Nhân văn Trẻ, ''Hỏi đáp lịch sử Việt Nam'' (Tập 4, tr. 263). Tuy nhiên, theo sử [[nhà Nguyễn]] thì Nguyễn Duy Hiệu bị truy lùng và bị bắt sống: ''[[Tháng bảy|Tháng 7]] ([[âm lịch]])...Nguyễn Thân tìm ra bọn Nguyễn Hiệu ở miền thượng nguyên Phước Sơn, bắt sống được 8 người cừ mục và thân quyến...Nguyễn Thân sai người bắt được Nguyễn Hiệu, chạy cờ đỏ về báo tịệp, bỏ Nguyễn Hiệu vào củi giải về kinh...(''Quốc triều sử toát yếu'', tr. 524). Rất có thể, do người báo tâng công.</ref>
 
Sau khi Nguyễn Duy Hiệu liền bị giải về [[Huế]], triều đình [[Đồng Khánh]] bèn dùng danh lợi để dụ hàng, nhưng không được ông nghe. Cuối cùng, Viện cơ mật của Nam triều đã kết án tử hình ông vào ngày rằm [[tháng tám|tháng 8]] năm [[Bính Tuất]] (15 [[tháng mười|tháng 10]] năm [[1887]]) tại [[Huế]], hưởng dương 40 tuổi. Phần mộ Nguyễn Duy Hiệu hiện ở tại xã Cẩm Hà, thị xã [[Hội An]]<ref>Theo trang Vietgle [http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=Nguy%E1%BB%85n+Duy+Hi%E1%BB%87u&type=A0].</ref>.
 
Đàn áp Nghĩa đảng Quảng Nam thành công, [[Nguyễn Thân]] được nhà cầm quyền [[Pháp]] tặng thưởng [[Bắc Đẩu Bội tinh|Bắc đẩu bội tinh]] ngũ hạng, còn vua Đồng Khánh thì ban cho [[Nguyễn Thân]] gia hàm Thượng thư nhưng sung Nghĩa Định Tiễu phủ sứ, lại thưởng thêm một kim khánh hạng lớn.
 
==Thơ tuyệt mệnh==
Dòng 71:
*[[Phan Bội Châu]], ''[[Việt Nam vong quốc sử]]''. Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, [[Hà Nội]], 1982.
*[[Cao Xuân Dục]], ''Quốc triều sử toát yếu''. Nhà xuất bản Văn học, 2002.
*[[Phạm Văn Sơn]], ''[[Việt sử tân biên]]'' (1885-1914). Tác giả tự xuất bản, [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], 1963.
*[[Nguyễn Q. Thắng]]-Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.'' Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1992.
*Nhóm nhân văn Trẻ. ''Hỏi đáp lịch sử Việt Nam'' (Tập 4). Nhà xuất bản Trẻ, 2007