Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Khánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 10:
|biệt danh=
|nơi sinh= [[Trà Vinh]], Việt Nam
|nơi mất= [[San Jose, California|San Jose]], [[California]] - [[Hoa Kỳ]]
|thuộc= [[Tập tin:Flag of the South Vietnamese Army.jpg|22px]] [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]
|năm phục vụ= 1950-1965
Dòng 20:
|công việc khác= Tổng tư lệnh<br>Tổng tham mưu trưởng [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]<br>Quốc trưởng<br>Thủ tướng [[Việt Nam Cộng hòa]]}}
 
'''Nguyễn Khánh''' ([[8 tháng 11|08 tháng 11]] năm [[1927]] – [[11 tháng 1]] năm [[2013]]) là một cựu tướng lĩnh và cựu chính khách [[Việt Nam Cộng hòa]]. Ông từng giữ chức [[Nguyên thủ quốc gia|Quốc trưởng]] và [[Thủ tướng]] của [[Việt Nam Cộng hòa]], cũng như đã từng là [[Đại tướng]], [[Tổng tư lệnh]] và [[Tổng tham mưu trưởng]] của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] trong giai đoạn [[1964]]-[[1965]]. Ông được xem là người nắm giữ nhiều quyền lực tối cao nhất trong lịch sử 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng hòa.<ref>[http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=11&NewsId=101810/ Đôi nét Nguyễn Khánh (theo Vnmedia)]</ref> Nguyễn Khánh qua đời tại nhà thương Kaiser ở T.P San Jose, bang California, Hoa Kỳ vào lúc 4 giờ 57 sáng (giờ địa phương) ngày 11 tháng 01, năm 2013.<ref>[http://www.vietvungvinh.com/2013/index.php?option=com_content&view=article&id=2641:dai-tuong-nguyen-khanh-qua-doi-tai-san-jose&catid=55:vietnam-hai-ngoai&Itemid=76 / Cựu Ðại Tướng Nguyễn Khánh từ trần, thọ 86 tuổi (VietVungVinh)]</ref>
==Con đường binh nghiệp==
Ông sinh ngày [[8 tháng 11|08 tháng 11]] năm [[1927]] tại tỉnh [[Trà Vinh]], con của ông Nguyễn Bửu - một địa chủ lớn.{{cần chú thích}} Thời trẻ, ông có tham gia [[Việt Minh]] một thời gian ngắn (15 tháng) rồi trở về học [[Trường võ bị liên quân Đà Lạt]], sau đó, ông được đưa sang [[Pháp]] tu nghiệp ở [[Trường quân sự Saint Saumur]]. Thời gian này, ông lấy tên là '''Raymond Khánh''' hoặc '''Nicolas Turner Khánh'''.{{cần chú thích}}
 
Sau khi tốt nghiệp Saint Saumur và trường Võ bị Viễn Đông ([[Đà Lạt]]), ông tham gia [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] và được thăng chức khá nhanh. Từ 1949-52, ông là một [[thiếu úy]], chỉ huy đơn vị lính dù đầu tiên trong Quân đội quốc gia Việt Nam sau khi được gửi sang Pháp đào tạo. Ông sau đó đã được thăng cấp bậc và chỉ huy đầu tiên lính dù Việt Nam, tham gia trong [[trận Hòa Bình]] ở miền Bắc Việt Nam dưới sự chỉ huy của tướng [[Jean de Lattre de Tassigny]].
Dòng 28:
Sau khi [[Thủ tướng]] [[Ngô Đình Diệm]] lên nắm quyền, ông ủng hộ chính phủ và tham gia [[Chiến dịch Hoàng Diệu (1955)|chiến dịch Hoàng Diệu]] tiễu trừ [[Bình Xuyên|lực lượng Bình Xuyên]] trong chức vụ Phó [[Tư lệnh]] kiêm [[Tham mưu trưởng]] chiến dịch với hàm [[Trung tá]] (tháng 9 năm [[1955]]). Sau chiến dịch này, ông được thăng hàm [[Đại tá]].
 
Sau khi [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] được thành lập, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Tư lệnh [[Sư đoàn 1 Bộ binh (Quân lực Việt Nam Cộng hòa)|Sư đoàn 1 Bộ binh]] ([[1956]]-[[1957]]), Tư lệnh Miền Hậu Giang gồm các tỉnh [[Kiến Hòa]], Mỹ Tho, Vĩnh Long ([[1957]]-[[1958]]), Tư lệnh Phân khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau ([[1958]]-[[1959]]), Tổng thư ký Bộ Quốc phòng ([[1959]]-[[1960]]).
 
Ngày [[11 tháng 11]] năm [[1960]], [[Đại tá]] [[Nguyễn Chánh Thi]] thực hiện cuộc đảo chính chống chính phủ. Ông đã tổ chức phản công bảo vệ [[Tổng thống]] [[Ngô Đình Diệm]] và làm thất bại cuộc đảo chính. Do công lao này, ông được thăng hàm [[Thiếu tướng]] và giữ chức Tham mưu trưởng Liên quân (từ tháng 11 năm [[1960]] đến tháng 12 năm [[1962]]). Đến đầu năm [[1963]], ông giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II.
 
==Đỉnh cao quyền lực==
Khi cuộc [[đảo chính]] ngày [[1 tháng 11]] năm [[1963]] nổ ra, tướng Khánh đã án binh bất động, không tỏ rõ thái độ. Khi đảo chính thành công, ông tuyên bố ủng hộ [[Hội đồng quânQuân nhân cáchCách mạng (Việt Nam, 1963)|Hội đồng quân nhân cách mạng]] làm đảo chính lật đổ chính quyền. Do đó, ông được Hội đồng Quân nhân Cách mạng thăng cấp [[Trung tướng]].
 
Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, ngày [[30 tháng 1]] năm [[1964]], được sự ủng hộ của [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và "nhóm các tướng trẻ", tướng Khánh đã thực hiện cuộc [[Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1964|"chỉnh lý"]] cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính là [[Dương Văn Minh]], [[Trần Văn Đôn]], [[Lê Văn Kim]], [[Mai Hữu Xuân]]. Ông tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày [[28 tháng 2]] năm 1964, ông phế truất chính phủ [[Nguyễn Ngọc Thơ]] và lên làm thủ tướng. Ngày [[16 tháng 8]] năm 1964, ông ban hành "[[Hiến chương Vũng Tàu]]", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm [[Nguyên thủ quốc gia|Quốc trưởng]], kiêm [[Thủ tướng]] của [[Việt Nam Cộng hòa]], cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Uy quyền của ông lên đến mức tột đỉnh.
 
Tuy nhiên, tướng Khánh đã vấp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái và quần chúng. Các cuộc biểu tình chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ngày [[25 tháng 8]] năm 1964, hàng chục ngàn người kéo đến nơi tướng Khánh làm việc, hô "Đả đảo Nguyễn Khánh!". Tướng Khánh buộc phải ra gặp đoàn biểu tình và cũng hô "đả đảo". Trước áp lực dư luận, tướng Khánh phải tuyên bố hủy bỏ "[[Hiến chương Vũng Tàu]]" và thành lập cơ chế "Tam đầu chế" (còn gọi là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia) để chia quyền bớt cho các tướng [[Dương Văn Minh]] và [[Trần Thiện Khiêm]]. Tháng 9, vai trò Quốc trưởng được giao cho tướng Dương Văn Minh. Ngày [[26 tháng 10]], [[Thượng Hội đồng Quốc gia (Việt Nam, 1964)|Thượng hội đồng Quốc gia]] được triệu tập và bầu kỹ sư [[Phan Khắc Sửu]] là Quốc trưởng. Quốc trưởng cũng đã chỉ định ông [[Trần Văn Hương]] làm Thủ tướng. Cũng trong tháng này, tướng Khánh cũng được Quốc trưởng phong hàm [[Đại tướng]] cùng với tướng Dương Văn Minh.
 
Tình hình miền Nam dưới sự quản lý của tướng Khánh ngày càng loạn lạc: giai đoạn tướng Khánh nắm quyền là giai đoạn nổ ra nhiều cuộc đảo chính nhất. Ngày [[13 tháng 9]] năm 1964, các tướng [[Dương Văn Đức]], [[Lâm Văn Phát]] kéo quân về [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] thị uy với tướng Khánh. Ngày [[19 tháng 2]] năm [[1965]], cuộc đảo chính do tướng [[Lâm Văn Phát]] và Đại tá [[Phạm Ngọc Thảo]] cầm đầu, suýt bắt được tướng Khánh. Nhờ sự ủng hộ của nhóm các tướng trẻ, tướng Khánh mới giữ được được tình hình.
 
Do chủ trương đưa quân [[Hoa Kỳ|Mỹ]] vào tham chiến ở [[Việt Nam]] và lời tuyên bố ''"Quân đội là cha quốc gia!"'', uy tín của tướng Khánh càng lúc càng xuống thấp và ngày càng mất lòng dân. Nhóm các tướng trẻ, do đó, thống nhất truất phế tướng Khánh. Ngày [[25 tháng 2]] năm 1965, tướng Nguyễn Khánh phải nhận chức đại sứ lưu động ở nước ngoài. Trước khi đi, ông còn nắm theo một miếng đất và tuyên bố: ''"Tôi có mang theo nắm đất quê hương, một ngày nào đó nhất định sẽ trở về"''. Tuy nhiên, lời tuyên bố này đến khi tướng Khánh qua đời vẫn không thể thực hiện được.
 
==Cuộc sống lưu vong==
Trong phim tài liệu "Heart & Mind" của đạo diễn [[Peter Davis]] do đài BBC Anh quốc sản xuất năm 1974 và đoạt [[giải Oscar]] cho phim tài liệu hay nhất năm 1975, Nguyễn Khánh cho biết chính Đại tướng [[Maxwell D. Taylor]] của Mỹ đã đích thân ra lệnh cho ông ta phải rời khỏi Việt Nam. Thậm chí, Nguyễn Khánh còn lén ghi âm lại lệnh "lưu đày không chính thức" này của Taylor.
 
Sau khi rời [[Việt Nam]], tướng Khánh ở [[Hoa Kỳ|Mỹ]] một thời gian ngắn. Từ năm [[1966]], ông sang [[Pháp]] bằng trợ cấp dành cho những người từng phục vụ quân đội Pháp ở [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]]. Sau năm [[1975]], ông định cư tại Mỹ.
 
Ngày [[2 tháng 1]] năm [[2005]], tại Đại Hội quốc dân lần 2 ([[California]], Mỹ), cựu tướng Nguyễn Khánh được bầu làm Quốc trưởng của [[Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do]] ở tuổi gần 80.