Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Xuân Ôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 13:
Một lần, vì bắt tội một giáo sĩ người [[Pháp]] (ông này đã dùng lọng vàng [màu chỉ dành riêng cho nhà vua] trong lúc đi giảng đạo), ông bị vua Tự Đức (khi ấy đang có chủ trương hòa nghị với thực dân Pháp), đổi làm Đốc học tỉnh [[Bình Định]]. Mến tiếc viên quan cương trực, thanh liêm, nhân dân phủ Quảng Ninh đã ba lần làm đơn xin lưu ông lại mà không được. Ở Bình Định một thời gian, ông vào Huế giữ chức Ngự sử rồi Biện lý [[bộ Hình]].
 
Chứng kiến cảnh các quan lại bất tài ở kinh, chỉ chuyên lo tranh giành quyền lợi, Nguyễn Xuân Ôn lại lên tiếng phê phán, thì bị họ tìm cách đẩy ông vào làm Án sát tỉnh [[Bình Thuận]], là nơi tiếp giáp với đất [[Nam Kỳ]], khi ấy đã bị quân Pháp chiếm đóng. Nhận thấy ông ghét [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] quá, sợ sẽ xảy ra việc lôi thôi nên triều đình lại đổi ông làm Án sát [[Quảng Ngãi]].
 
Năm [[Kỷ Mão]] (1879), Nguyễn Xuân Ôn lại gửi tấu sớ về kinh, trình bày mọi điều lợi hại thời bấy giờ (''nhấn mạnh việc nên chọn những người có dũng lược để làm rường cột'').
Dòng 30:
Tháng Năm năm [[Ất Dậu]] (Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885), [[Trận Kinh thành Huế 1885|kinh thành Huế thất thủ]], vua [[Hàm Nghi]] xuất bôn rồi hạ dụ Cần Vương, ông được Phụ chính [[Tôn Thất Thuyết]] (thay mặt vua) cử làm [[Nghệ An|An]]-[[Hà Tĩnh|Tĩnh]] Hiệp thống quân vụ đại thần, có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh [[Nghệ An]], [[Hà Tĩnh]] giúp vua, cứu nước.
 
Ông cùng Nguyễn Nguyên Thành, Lê Doãn Nhạ, Đinh Nhật Tân lập chiến khu ở xã Đồng Thành thuộc huyện Yên Thành (Nghệ An). Nơi vùng núi đó, Nguyễn Xuân Ôn chọn một thung lũng làm nơi xây dựng Đại đồn Đồng Thông. Đại đồn rộng khoảng 30 [[hecta|ha]] chung quanh có núi non bao bọc. Từ đây có thể đi ngược lên phía Tây vào sâu đến núi Trọc cao gần 500[[m]], hoặc có thể vượt qua dốc Lội đi về phía [[Hướng Tây Bắc|Tây Bắc]] vào vùng Động Đình, Nhà Đũa, nơi mà chủ soái [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] và tướng [[Đinh Lễ]], đã cho ém quân vào cuối năm 1424 để 8 tháng sau kéo về xuôi đánh thắng Thành Trài bị quân Minh chiếm đóng vào tháng 6 năm 1425, giải phóng Nghệ An.
 
Buổi đầu nghĩa quân lên đến khoảng hai ngàn người, hầu hết là nông dân trai tráng, có nhiều người chỉ huy giỏi quân như Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Bảng, Lãnh Thừu, Lãnh Tư, Lãnh Tư, Đốc Nhạn... Ở đây, nghĩa quân ngày đêm luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí và sản xuất lương thực. Kể từ đó, căn cứ Đồng Thông đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ.