Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Khởi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{otheruses}}
'''Ngô Khởi''' (吴起) (440 [[Công Nguyên|TCN]] - 381 [[Công Nguyên|TCN]]) là người [[Vệ (nước)|nước Vệ]], sống trong thời [[Chiến Quốc]], sau [[Ngũ Tử Tư|Ngũ Viên]] và [[Tôn Vũ|Tôn Tử]], từng làm đại tướng ở hai nước là [[Lỗ (nước)|Lỗ]] và [[Ngụy (nước)|Nguỵ]], làm tướng quốc ở [[Sở (nước)|Sở]]. Ông là một nhà [[quân sự]] nổi tiếng, nhà chính trị, nhà cải cách lớn thời Chiến quốc. Khi ông nắm quyền ở nước nào đều làm cho nước đó trở nên cường thịnh, mở mang bờ cõi, các nước khác không dám đến [[xâm lược]]. Tư tưởng về nghệ thuật quân sự của ông (bộ [[binh pháp Ngô Tử|binh pháp Ngô Khởi]]) rất có giá trị, là một trong 7 bộ binh pháp (Thất đại kỳ thư) nổi tiếng của Trung Quốc, gần như có thể sánh ngang với [[binh pháp Tôn Tử]].
 
==Sự nghiệp==
Dòng 6:
Từ thời trẻ, Ngô Khởi lấy vợ người nước Tề và ham thích việc quân sự. Ông học cùng với Tăng Tử.
 
[[Tề (nước)|Nước Tề]] đánh [[lỗ (nước)|nước Lỗ]]. Vua Lỗ Mục Công muốn dùng Ngô Khởi làm tướng nhưng vì ngại Ngô Khởi lấy con gái Tề làm vợ nên ngờ vực. Ngô Khởi muốn bỏ sự nghi ngờ của vua Lỗ, bèn giết vợ để tỏ rằng mình không liên hệ gì với Tề. Lỗ Mục Công phong ông làm tướng, cầm quân đánh tan quân Tề.
 
Trong lúc ông đang cầm quân ngoài chiến trường thì có người nước Lỗ ghét ông, gièm pha với vua Lỗ. Vua Lỗ lại nghi ngờ ông, không tin dùng nữa.
 
===Làm tướng nước Ngụy===
Ngô Khởi bỏ đi, nghe tin [[Ngụy Văn hầu|Ngụy Văn Hầu]] là vua hiền, muốn đến theo. Do sự tiến cử của Lý Khôi, Ngụy Văn hầu bèn thu dụng ông, phong làm tướng. Ông được lệnh cầm quân đi đánh nước Tần, chiếm được năm thành.
 
Khi Ngô Khởi làm tướng, ông thường cùng ăn mặc như người lính bậc thấp nhất, lúc ngủ không trải chiếu, đi không ngồi xe, thân hành mang lương thực, cùng chia khó nhọc với quân sĩ. Có người lính mắc bệnh ung thư, ông tự đến hút mủ cho anh ta. Vì sự gần với quân sĩ nên ông rất được lòng mọi người.
Dòng 17:
Nguỵ Văn hầu thấy Ngô Khởi giỏi dùng binh, thanh liêm công bằng, được lòng quân sĩ, nên cho ông làm quan thú Tây Hà để chống lại nước Tần và nước Hàn.
 
Năm 396 TCN, Ngụy Văn hầu mất, thế tử Kích lên thay, tức là [[Ngụy Vũ hầu|Ngụy Vũ Hầu]]. Một hôm Vũ hầu bơi thuyền xuôi theo dòng sông Tây Hà, nói với Ngô Khởi rằng: Núi sông hiểm trở quả là của quí của nước Ngụy. Ngô Khởi thưa:
:''Giữ nước cốt ở đức chứ không ở chỗ đất đai hiểm yếu. Ngày xưa, Tam Miêu bên trái là [[hồ Động Đình]], bên phải là hồ Bành Lãi, nhưng vì không trau giồi đức nghĩa, nên bị vua [[Hạ Vũ|Vũ]] diệt. Đô thành [[hạ Kiệt|vua Kiệt nhà Hạ]], bên trái là [[Hoàng Hà]], bên phải là [[Thái Sơn]], Hoa Sơn, núi Y Khuyết ở phía nam, núi Dương Trường ở phía bắc nhưng vì chính sự bất nhân, nên bị vua Thang diệt. Nước của [[Đếtrụ TânVương|vua Trụ]] nhà Ân, bên trái là núi Mạnh Môn, bên phải là núi Thái Hàng, núi Trường Sơn ở phía bắc, sông Đại Hà chạy dọc phía nam, nhưng vì chính sự không có đức cho nên bị Vũ vương diệt. Do đó mà xem, thì giữ nước ở đức chứ không ở chỗ hiểm. Nếu mà vua không lo tu đức, thì người trong thuyền đều là nước địch vậy.''
 
Ngụy Vũ hầu tán đồng ý kiến của ông, bèn phong Ngô Khởi làm Tây Hà thú. Ông trở nên rất nổi tiếng.
Dòng 27:
 
===Chết ở nước Sở===
[[Sở Điệu vương|Sở Điệu Vương]] vốn nghe tiếng Ngô Khởi là người hiền, nên triệu ông đến phong làm tể tướng.
 
Ngô Khởi nêu rõ pháp luật, ông tâu với vua Sở tiến hành cải cách trong nước: bỏ những chức quan không cần thiết, bỏ không chu cấp cho những người họ nhà vua đã xa đời để hậu đãi nuôi dưỡng những người chiến đấu, cốt làm cho quân mạnh, không theo thuyết của của những người chỉ đi nói suông về việc "hợp tung" hay "liên hoành".