Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Khương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Ghi chú: clean up, replaced: {{Reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 7:
|langs=[[Tiếng Khương]]
|rels=[[Thuyết vật linh|Vật linh]], [[Phật giáo Tây Tạng]], [[Đạo giáo]], [[Hồi giáo]]
|related= [[Người Nạp TâyNaxi|Nạp Tây]], [[Người Phổ MễPumi|Phổ Mễ]], [[Người Tạng|Tạng]]
}}
'''Người Khương''' ({{zh-cp|c=羌族|p=qiāng zú}}, Hán-Việt: Khương tộc) là một nhóm sắc tộc tại [[Trung Quốc]]. Họ tạo thành một trong số 56 dân tộc tại Trung Quốc, được [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] chính thức công nhận, với dân số khoảng 306.000 người (ước tính năm 2002), sinh sống chủ yếu tại miền tây tỉnh [[Tứ Xuyên]], bao gồm miền đông [[A Bángawa|châu tự trị dân tộc Tạng-Khương A Bá]], địa cấp thị [[Miên Dương]] (các huyện [[Bắc Xuyên]], [[Bình Vũ]]). Hiện nay, người Khương chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ của dân cư Trung Quốc, nhưng nói chung người ta tin rằng dân tộc này rất cổ đại, từng có thời đủ mạnh và đông đúc, với lịch sử có thể dò vết ít nhất là từ thời kỳ [[nhà Thương]] và các hậu duệ của họ được cho là tạo thành một bộ phận nhất định của [[người Tạng]] hiện đại, một bộ phận nhất định của [[người Hán]] hiện đại và nhiều sắc tộc thiểu số tại [[Miền Tây Trung Quốc]].
 
== Lịch sử ==
Dòng 15:
Trong các thư tịch Trung Hoa cổ đại, các cụm từ như ''người Khương, Tây Khương, rợ Khương'' thường được sử dụng như là thuật ngữ chung để chỉ các sắc tộc không phải người [[Hoa Hạ]] tại miền tây Trung Quốc ngày nay<ref name=Qiang />. Các dân tộc này thường xuyên gây chiến với các cư dân trong lưu vực sông [[Hoàng Hà]]. Phải cho đến thời [[Tần Mục công]] khi nước [[Tần (nước)|Tần]] nổi lên thì sự bành trướng lãnh thổ của người Khương mới bị ngăn chặn có hiệu quả.
 
Vào thời [[Tam Quốc|Tam quốc]] người Khương cũng đã nổi lên như một thế lực biên cương hùng hậu và gây áp lực cho [[nhà Hán]], họ thường liên kết với các thế lực quân phiệt cát cứ ở phía Tây Bắc để tạo thêm thế lực. Đặc biệt, họ đã từng hưởng ứng và tham chiến trong hàng ngũ thuộc lực lượng quân sự của [[Mã Siêu]] trong các [[trận Đồng Quan]] và [[trận Kí Thành]] để chống lại triều đình.
 
Một thủ lĩnh của người Khương là [[Diêu Trường]] sau này lập ra vương quốc [[Hậu Tần]] (384-417) trong thời kỳ [[Ngũ Hồ thập lục quốc|Thập lục quốc]] tại Trung Quốc. Nhưng một điều cần lưu ý là người Khương không phải một dân tộc riêng biệt cho tới khoảng 20-30 năm trước đây<ref name=Qiang />. Thuật ngữ "Khương" (羌, chữ Hán gợi ý đó là những người chăn cừu) được sử dụng trong các thư tịch cổ Trung Hoa để nói chung tới các sắc tộc du mục khác nhau sinh sống tại miền tây và không có liên quan trực tiếp gì tới người Khương ngày nay. Chỉ trong vài thập niên gần đây thì các sắc tộc này mới tự nhận chính mình là người Khương<ref name=Qiang />.
 
Cấu trúc của ký tự 羌 cũng phản ánh quan điểm này. Nó bao gồm 2 thành phần: 人 (nhân: người) và 羊 (dương: dê, cừu), gợi ý rằng họ là những người chăn dê, cừu. Trong thời kỳ [[nhà Hán|Đông Hán]] (25-220) và [[Tào Ngụy|Ngụy]]-[[nhà Tấn|Tấn]] (220-420), người Khương sinh sống rộng khắp dọc theo các sườn núi ở miền bắc và đông [[cao nguyên Thanh Tạng]], từ khu vực dãy núi [[Côn Lôn]] (崑崙山) trong tỉnh [[Tân Cương]] và miền đông [[Thanh Hải]], tới miền nam tỉnh [[Cam Túc]], miền tây tỉnh [[Tứ Xuyên]] và miền bắc tỉnh [[Vân Nam]]<ref name=Qiang />, tạo ra cái gọi là vành đai người Khương, theo thứ tự từ bắc xuống nam là Tham Lang Khương, Bạch Mã Khương, Bạch Cẩu Khương, Bạch Lang Khương, Thanh Y Khương, Mao Ngưu Khương v.v<ref name=Qiang />. Thời kỳ này, các thư tịch Trung Hoa cũng có các cố gắng nhằm tách một số sắc tộc ra khỏi khái niệm chung này. Vì thế mà có các tộc người như Hồ, Đê, Di v.v. Tuy nhiên, sự phân biệt không phải luôn rõ ràng<ref name=Qiang />. Cũng trong thời kỳ này những cuộc nổi dậy của người Khương dọc theo biên giới với Trung Quốc đã dẫn tới sự xâm nhập quy mô lớn của họ vào lãnh thổ Trung Quốc. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phân rã cuối cùng của triều đại [[Nhà Hán#Sự trỗi dậy và sụp đổ của nhà Đông Hán|Đông Hán]].
 
Trong thời kỳ từ [[Nam -Bắc triều (Trung Quốc)|Nam Bắc triều]] (420-589), tới [[nhà Tùy]] (589-619) và [[nhà Đường]] (620-907), một vài thể chế chính trị tương đối lớn đã xuất hiện tại miền tây Trung Quốc, như các liên minh bộ lạc Đãng Xương, Đặng Chí, [[Đảng Hạng]], [[Thổ Dục Hồn|Thổ Cốc Hồn]] và [[Thổ Phồn]]. Trong sử sách Trung Hoa, phần lớn dân của các chế độ này là người Khương hay chư Khương<ref name=Qiang />.
 
Sự nổi lên của [[Thổ Phồn]] trong [[thế kỷ 7]] đặc biệt đáng chú ý. Sự bành trướng nhanh chóng sang hướng đông của vương quốc này đã gây ra một loạt vụ đối đầu với [[nhà Đường]] dọc theo sườn đông cao nguyên Thanh Tạng; một vành đai kéo dài từ miền nam [[Cam Túc]] về phía nam tới bắc Vân Nam, với dân cư của vành đai này được người Hán gọi là Khương. Từ giữa thế kỷ 7 tới [[thế kỷ 8]], Thổ Phồn xâm chiếm gần như toàn bộ vành đai này và nhiều liên minh bộ lạc của người Khương, như Đảng Hạng, Dương Đồng, Đãng Xương và Đặng Chí trở thành nạn nhân của vương quốc này<ref name=Qiang />.
Dòng 30:
 
===Gần đây===
Hiện tại, người Khương tự nhận chính mình là Khương tộc (羌族) hay ''Nhĩ Mã'' (尔玛). Có khoảng 306.000 người Khương sinh sống tại miền tây Tứ Xuyên, chủ yếu trong 4 huyện [[Mậu (huyện)|Mậu]], [[Vấn Xuyên]], [[Lý (huyện)|Lý]] và [[Hắc Thủy]] của [[A Bángawa|châu tự trị dân tộc Tạng-Khương A Bá]] cũng như 2 huyện [[Bắc Xuyên]] và [[Bình Vũ]] của địa cấp thị [[Miên Dương]]. Ngày 12 tháng 5 năm 2008, khu vực sinh sống của người Khương hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của trận [[Độngđộng đất Tứ Xuyên năm 2008|động đất lớn]], với [[chấn tâm]] trong huyện [[Vấn Xuyên]]<ref>[http://articles.latimes.com/2008/may/21/world/fg-qiang21 China earthquake threatens future of the Qiang]</ref>.
 
Người Khương ngày nay là các cư dân miền núi. Một làng phòng thủ hay ''trại'' (寨), bao gồm 30 tới 100 hộ gia đình nói chung là [[đơn vị xã hội]] cơ bản phía trên [[hộ gia đình]]<ref name=Qiang />. Trung bình từ 2 tới 5 làng phòng thủ nằm trong một thung lũng nhỏ dọc theo các con suối chân núi, gọi là ''câu'' (溝), tạo ra một cụm làng (hay ''thôn'', 村)<ref name=Qiang>[http://ultra.ihp.sinica.edu.tw/~origins/pages/barbarbook4.htm From the Qiang Barbarians to the Qiang Nationality: The Making of a New Chinese Boundary]</ref>. Các cư dân của các làng phòng thủ hay cụm làng có quan hệ gần gũi trong đời sống xã hội. Trong các thung lũng nhỏ này, người dân gieo trồng trên các mảnh ruộng bồi tích hẹp dọc theo các con suối hay các địa hình miền núi, săn bắt động vật hoặc thu nhặt [[nấm ăn]] và các loại thảo vật (làm thức ăn hay thuốc trị bệnh) trong các cánh rừng cận kề, chăn thả [[bò Tây Tạng]] và [[ngựa]] trên các bãi cỏ đỉnh núi, đồi<ref name=Qiang />. Trong quá khứ, tranh giành bạo lực giữa các làng cũng hay xảy ra.
 
Từ quan điểm của ngôn ngữ học, mọi người Khương hiện đại đều nói một trong hai thứ tiếng của [[ngữ chi Khương]], các thứ tiếng của [[ngữ tộc Tạng-Miến]] trong [[ngữ hệ Hán-Tạng]]. Tuy nhiên, các phương ngữ này là quá khác biệt đến mức giao tiếp giữa các nhóm Khương khác nhau thường sử dụng [[tiếng Trung Quốc|tiếng Trung]] làm ngôn ngữ giao tiếp trung gian. Do không có chữ viết riêng nên người Khương cũng sử dụng chữ Hán trong các giao dịch. Bắt đầu từ thập niên 1980, những người Khương có học thức đã bắt đầu xây dựng hệ thống chữ viết riêng (sử dụng bảng chữ cái Latinh) và soạn từ điển tiếng Khương, dựa trên phương ngữ Khúc Cốc (曲谷) chuẩn hóa. Từ năm 1994, có thêm nhiều giáo viên biết tiếng Khương và hệ thống chữ viết này đã được gửi tới các vùng làng quê để giảng dạy<ref name=Qiang />.
 
==Tập quán==
Xã hội Khương theo chế độ [[mẫu hệ]] thông thường chủ yếu có quan hệ một vợ-một chồng, mặc dù tập quan đa phu và các cuộc hôn nhân anh em con bác-con cô hay con bá-con cậu cũng được chấp nhận. Do phần lớn những người phụ nữ già hơn chồng của họ và điều phối các công việc nhà nông nên họ thường cũng đóng vai trò chủ gia đình và xã hội.
 
Tình yêu lãng mạn được coi là quan trọng và tự do tình dục thì thịnh hành. Người Khương coi hôn nhân là quan trọng. Trong quá khứ, các cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp xếp tổ chức, với sự chấp thuận của những người sẽ trở thành vợ chồng này. Điều bất thường là các cô dâu sống tại nhà cha mẹ họ trong một năm hay hơn thế sau lễ cưới. Trong quá khứ, con cái thường ra ở riêng sau lễ cưới, ngoại trừ người con trai cả. Tuy nhiên, thói quen này đã dần dần bị loại bỏ từ năm 1949, khi Trung Quốc trở thành một nước theo con đường [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]].
 
Người Khương cũng có hệ thống cấm kỵ cứng nhắc liên quan tới sinh và tử. Trước khi sinh đứa trẻ, người phụ nữ mang thai không được ra bờ sông hay bờ giếng, không được tới các lễ cưới hay đứng trong tháp canh.
Dòng 54:
Cả đàn ông và đàn bà đều mặc áo choàng làm từ vải đay, bông hay lụa với áo vét bằng len không tay. Tuân theo các truyền thống lâu đời, tay và chân của họ được bó. Phụ nữ mặc quần áo có dây buộc với cổ áo trang trí, bao gồm các đồ trang trí màu bạc hình quả mận. Giày thêu nhọn mũi, thắt lưng thêu và khuyên tai, vòng cổ, trâm cài đầu và phù hiệu bằng bạc cũng phổ biến.
 
[[Kê (thực vật)|Kê]], [[đại mạch]] cao nguyên, khoai tây, lúa mì và [[kiều mạch]] là các nguồn lương thực ổn định của người Khương. Việc tiêu dùng rượu vang và hút thuốc làm từ lá [[họ Phong lan|lan]] cũng phổ biến trong số những người Khương.
 
Người Khương sống trong các ngôi nhà xây cất bằng đá [[đá hoa cương|granit]] và gỗ<ref name=Qiang />, nói chung có 2-3 tầng. Tầng một dùng làm nơi nhốt gia súc và gia cầm, trong khi tầng hai làm nơi ngủ nghỉ và tầng ba là nơi lưu giữ thóc lúa. Nếu không có tầng ba thì lương thực được lưu giữ tại tầng một hay tầng hai.
 
Khéo tay trong việc xây dựng đường xá và cầu cống bằng tre nên người Khương có thể xây dựng chúng trên các vách núi đá và trên các con sông hay suối chảy nhanh. Chỉ sử dụng các cột trụ và các bản bằng gỗ, những cây cầu này có thể kéo dài tới 100 m. Những người Khương khác lại là các thợ nề giỏi việc đào giếng. Những khi mùa màng thất bát, họ thường đi nhiều nơi để đào giếng hay chạm trổ.