Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người giúp việc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Thêm hu:Cseléd
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 11:
Năm 1823, bộ luật đầu tiên về người giúp việc ra đời tại Anh mang tên Luật về Gia chủ và Người giúp việc (''United Kingdom's Master and Servant Act'')<ref> [http://www.idwn.info/campaign/c189-domestic-workers-are-workers C189: Domestic Workers are Workers]</ref>. Tuy nhiên, đạo luật này còn nhiều ưu đãi với chủ lao động. Ngày nay, các phong trào đòi quyền lợi cho lao động giúp việc ngày một nhiều và mạnh mẽ trên toàn thể giới.
 
Các chiến dịch này đã đem lại những thành tựu đáng kể. Hiện nay, người giúp việc đã có một tổ chức của riêng của họ, mang tên [[Hiệp hội Người giúp việc Thế giới]] (''The International Domestic Workers Network'' - '''IDWN'''). Đây là sự kết hợp của các tổ chức của người giúp việc và công đoàn các nước trên toàn thế giới. Ngày 16 tháng 6 năm 2011, Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 100 tại [[Genève|Geneva]], [[Thụy Sĩ]] đã họp và thông qua Hiệp ước về Lao động giúp việc tên là C189 nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong lĩnh vực này. Ngày 16 tháng 6 đã được chọn làm ngày Quốc tế Lao động của Người giúp việc. [[Uruguay]] là quốc gia đầu tiên công nhận C189, trong khi Philippines đang nỗ lực để trở thành quốc gia thứ hai trong chiến dịch này. IDWN cũng đang nỗ lực để năm 2012, có 12 quốc gia thông qua C189.
 
Một số các quốc gia khác cũng thể hiện động thái rõ trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động giúp việc. Ví dụ, gần đây Singapore đã thông qua đạo luật buộc chủ lao động phải cho giúp việc nước ngoài nghỉ ít nhất 1 ngày/tuần.