Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngột Truật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist| → {{Tham khảo|
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Hoàn Nhan Tông Bật''' ([[chữ Hán]]: 完顏宗弼; ?-[[1148]]), hay thường được gọi là '''Ngột Truật''' (兀朮), cũng có tên khác là '''Oát Xuyết''' (斡啜), người Tống còn gọi lầm là '''Ngột Thuật''' (兀术), là [[chính trị gia|nhà chính trị]] và là danh tướng [[nhà Kim]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông có công lao lớn trong việc mở mang bờ cõi nước Kim về phía nam, từ phía đông bắc Trung Quốc ngày nay tới bờ bắc [[hoài Hà|sông Hoài]].
 
== Thân thế ==
Dòng 9:
Lần đầu tiên Ngột Truật xuất trận là khi vua cha A Cốt Đả khởi binh đánh [[nhà Liêu]]. Ông theo anh Tông Vọng đi đánh tướng Liêu là Việt Lư Bột Cổ và Dã Lý Tư Hậu. Quân Kim đánh bại quân Liêu. Trong trận này, Ngột Truật không còn một mũi tên nào đã tự mình xông lên cướp giáo của quân Liêu, giết được 8 lính Liêu và bắt sống 5 người khác. Kể từ trận này ông bắt đầu nổi danh.
 
Năm 1126, sau khi đã diệt được nhà Liêu, [[Kim Thái Tông]] Hoàn Nhan Thịnh (em Kim Thái Tổ, chú Ngột Truật) phát động đại chiến đánh [[Nhà Tống|Bắc Tống]]. Ngột Truật tham gia cầm quân nam tiến. Ông tiến đánh hạ được Thang Âm, hàng phục 3000 quân Tống rồi tiến vào Ngự Hà, Biện châu. Ông mang 3000 kị binh uy hiếp kinh thành Bắc Tống. [[Tống Huy Tông]] sợ hãi bỏ thành chạy ra ngoài. Ngột Truật điều hơn 100 kị binh truy đuổi nhưng không kịp. Ông thu được hơn 3000 con ngựa chiến trở về<ref>Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 434</ref>.
 
Năm 1127, Hoàn Nhan Tông Vọng qua đời, người anh thứ của ông là Tông Phụ trở thành Hữu phó nguyên soái. Ngột Truật mang quân theo Tông Phụ đi đánh Thanh châu<ref>Thuộc Ích Đô, tỉnh Sơn Đông</ref>. Quân Kim đột kích bất ngờ, đánh bại tướng Tống là Đặng Tông Mạnh. Sau đó Tông Bật mang quân đánh bại toán cướp Triệu Thành tại Lâm Câu<ref>Lâm Câu, tỉnh [[Sơn Đông]]</ref> và đại phá quân Tống do Hoàng Quỳnh Quân chỉ huy.
Dòng 17:
== Nam tiến lần thứ hai ==
=== Vượt sông Trường Giang ===
Sau khi 2 vua Tống là Huy Tông và Khâm Tông bị bắt, một [[hoàng tử]] nhà Tống là [[Tống Cao Tông|Triệu Cấu]] chạy về nam tái lập [[nhà Tống]], tức là [[Nhà Tống|Nam Tống]]. Năm 1129, [[Kim Thái Tông]] hạ lệnh cho Tông Phụ và Tông Bật mang quân đánh Nam Tống mới hình thành.
 
Quân Kim vượt sông [[Hoàng Hà]] rồi chia làm 2 cánh. Tông Bật lĩnh 10 vạn quân đánh phủ Khai Đức<ref>Huyện Bộc Dương, [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam, Trung Quốc]]</ref> nhưng bị thiếu lương nên ông mang quân quay lại đánh Bộc châu<ref>Huyện Bộc, Hà Nam</ref>. Ngột Truật cử tướng tiên phong Ô Lâm Đáp Thái tiến lên trước, đại phá 20 vạn quân Tống của Vương Thiện. Hạ được Bộc châu, Ngột Truật thừa thắng chiếm luôn 5 huyện lân cận.
 
Ngột Truật mang quân quay lại đánh phủ Khai Đức. Ông tự mình đi đầu, công phá được thành. Sau đó Ngột Truật lại tiến đánh phủ Đại Danh<ref>Phía bắc Đại Danh, Hà Bắc</ref>. Quân Kim dưới quyền chỉ huy của ông chiến đấu hăng hái hạ được phủ này. Phần lớn Hà Bắc đã lọt vào tay quân Kim. [[Tống Cao Tông]] nghe tin mất Hà Bắc, sợ hãi bỏ Dương châu chạy về [[Giang Nam]].
Dòng 32:
 
=== Truy đuổi Tống Cao Tông ===
Trên đà thắng lợi, Ngột Truật được lệnh lùng bắt vua Tống mới là Triệu Cấu. Ông mang quân xuống vùng Giang Triết. Triệu Cấu ban đầu ở Dương châu, bỏ chạy về Kim Lăng, khi quân Kim đánh tới Kim Lăn lại bỏ nơi này chạy về Lâm An. Ngột Truật điều quân đánh Quảng Đức quân<ref>Quảng Đức, [[Chiết Giang|Triết Giang]]</ref> và An Cát quân<ref>Thiệu Hưng, Triết Giang</ref>.
 
Tháng 12 năm 1129, Ngột Truật đưa quân vượt núi Độc Tùng Lĩnh hiểm trở, đánh vào Hàng châu. Tống Cao Tông nghe tin quân Kim tiến đánh đã sợ hãi bỏ chạy về Việt châu. Ngột Truật tiến vào chiếm đóng Lâm An, sai A Lý và Bồ Lỗ Hồn mang 4000 tinh binh đuổi theo vua Tống. Tại Việt châu, Triệu Cấu nghe tin Lâm An thất thủ vội chạy về Minh châu<ref>Ninh Ba, Triết Giang</ref>. Tướng Kim là Ngoa Lỗ Bổ và Thuật Liệt Tốc tiến đánh Việt châu, Việt châu đầu hàng.
Dòng 38:
Sau đó quân Kim cùng tiến, bộ tướng của Ngột Truật là Đại Bạch đánh bại tướng Tống là Chu Uông; còn A Lý và Bồ Lỗ Hồn đánh tan 3000 quân Tống, vượt Tào Nga đến cách Minh châu 25 dặm. Tướng Tống là Trương Tuấn mang quân hộ giá. Triệu Cấu giao lại Minh châu cho Tuấn rồi bỏ thành chạy về Định Hải<ref>Trấn Hải, Triết Giang</ref>.
 
Ngột Truật tiến đến thành Minh châu, ra sức công phá. Trong thành, Trương Tuấn cùng quân Tống chống trả quyết liệt, cố cầm chân quân Kim cho vua Tống chạy thoát. Ngột Truật bèn tập trung nhiều cánh quân cùng công phá Minh châu. Trương Tuấn biết mình ít quân khó giữ thành, bèn bỏ Minh châu chạy về Đài châu<ref>Lâm Hải, [[Chiết Giang|Triết Giang]]</ref>.
 
Tông Bật chiếm được Minh châu, bèn tiếp tục đuổi theo Triệu Cấu. Vua Tống cùng 20 chiến thuyền lớn từ Định Hải bỏ chạy ra biển. Ngột Truật cũng điều A Lý và Bồ Lỗ Hồn mang thuyền đuổi ra ngoài biển. Quân Kim đuổi 300 dặm nhưng không theo kịp thuyền vua Tống, phải quay trở về.
Dòng 85:
Cùng năm đó Thái Tông qua đời, con là Hoàn Nhan Đản còn nhỏ lên thay, tức là [[Kim Hi Tông]]. Quyền hành trong triều đình vào tay Hoàn Nhan Tông Bàn và Thát Lại.
 
Thát Lại là người theo chủ trương nghị hòa với Tống. Lúc đó ngoài mặt trận, quân Tống dưới sự chỉ huy của [[Nhạc Phi]] và [[Hàn Thế Trung]] đã giành nhiều thắng lợi, chiếm lại nhiều đất đai quân Kim chiếm được trước đây. Do đó Thát Lại muốn cắt [[Hà Nam, (Trung Quốc)|Hà Nam]] cho Tống để chấm dứt chiến tranh. Theo lời Thát Lại, Kim Hi Tông sai Trưởng Thông Cổ đi Giang Nam nghị hòa với [[Tống Cao Tông]]. Năm 1139, Cao Tông cử Hàn Tiêu Trụ sang Kim đáp lễ và sai Vương Luân sang xin xác Tống Huy Tông mất từ năm 1135 và mẹ Cao Tông còn sống về nước.
 
Đúng lúc sứ Tống đến thì Hoàn Nhan Tông Bật cũng về triều nhận chức nguyên soái. Ông cương quyết phản đối giảng hòa với Tống, nhất là việc cắt Hà Nam và Thiểm Tây. Điều đó khiến Tông Bật mâu thuẫn với Tông Bàn và Thát Lại
Dòng 96:
Sau khi Thát Lại chết, Kim Hi Tông theo chủ trương của Tông Bật, muốn ra quân thu hồi đất bị mất, giao binh quyền cho ông.
 
Ngột Truật chia quân làm hai lộ, tự mình đi đánh Hà Nam. Ông lệnh cho tướng Tản Li Hạt ra Hà Trung<ref>Trấn Bồ châu, Vĩnh Tế, thuộc [[Sơn Tây, (Trung Quốc)|Sơn Tây]]</ref> rồi tiến đến [[Thiểm Tây]]. Trong khi đó các tướng bên Tống là Nhạc Phi và Hàn Thế Trung chia nhau đóng giữ các nơi hiểm yếu ở Hà Nam.
 
Ngột Truật sai Khổng Ngạn Chu đi đánh vùng Biện châu và phía tây Trịnh châu, Vương Bá Long đi đánh Trần châu<ref>Hoài Dương, Hà Nam</ref>, Lý Thành đánh Lạc Dương, còn tự ông đánh Bạc châu<ref>Huyện Bạc, An Huy</ref> và phủ Thuận Dương<ref>Phụ Dương, An Huy</ref>.
Dòng 111:
Đầu năm 1142 dương lịch, Tống Cao Tông theo lời [[Tần Cối]], sát hại tướng [[Nhạc Phi]]. Ngột Truật nhân thời cơ đó bèn xin [[Kim Hi Tông]] đánh Tống. Hi Tông chấp thuận, Ngột Truật lại mang quân nam tiến.
 
Quân Kim tiến đến bờ [[hoài Hà|sông Hoài]], không vội giao tranh mà tạm đóng binh lại, cốt gây sức ép cho [[Tống Cao Tông]] phải chấp nhận rút hẳn về Hoài Nam, lấy sông Hoài làm ranh giới.
 
Tống Cao Tông chấp nhận đề nghị của phía Kim, triệt thoái hết lực lượng về bờ nam sông Hoài. Ngột Truật rút quân.