Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Ikhshid”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{Reflist| → {{Tham khảo|
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Nhà Ikhshid''' (آلإخشي) ở [[Ai Cập]] và [[Syria]] (cũng được phiên âm viết thành '''Ekhchid''', hoặc nhiều cách khác) trị vì từ năm [[935]] đến năm [[969]]. Với triều đại này, Ai Cập và Syria trở thành một nước tự chủ, thoát khỏi quyền kiểm soát của chính quyền trung ương ở [[Bagdad]]. Ai Cập và Syria cũng bước vào một thời kỳ tự chủ kéo dài đến năm 1517, lúc bị sáp nhập vào [[đế quốc Ottoman]], với những triều đại hùng mạnh là [[nhà Fatima]] (969 - 1171), [[vương triều Ayyub|nhà Ayyub]] (1171 - 1250) và [[nhà Mamluk]] (1250 - 1517).
 
== Danh sách các vua ==
Dòng 12:
== Lược sử ==
{{Lịch sử Ai Cập}}
Năm 930, [[nhà Abbas]] bổ nhiệm ông Muhammad bin Tughj, thuộc dòng dõi các tiểu vương xứ [[Đại Uyên|Đại Uyển]] (Ferghana) ở [[Trung Á]] (có lẽ là người Thổ Nhĩ Kỳ) làm tổng đốc Syria. Trước sự đe dọa của một triều đại mới nổi lên ở Bắc Phi là [[nhà Fatima]], năm 935 khalip [[nhà Abbas]] ở [[Bagdad]] lại thêm quyền cho ông làm tổng đốc Ai Cập.
 
Năm 937, nhà Abbas gia phong cho ông Muhammad bin Tughj tước "Ikhshid" tức là tước vương theo tiếng Ba Tư. Từ đó ông được gọi là '''Muhammad bin Tughj Al-Ikhshid''' (محمد بن طغج الإخشيد theo [[tiếng Ả Rập]]). Dần dần, ông lại được gia phong chức tổng đốc hai thành phố [[Mecca]], [[Medina]] và cả miền [[Hijaz]] ở tây bộ bán đảo Ả Rập<ref>"Egypt." Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica 2007 Ultimate Reference Suite. Chicago: Encyclopædia Britannica, 2007.</ref>. Thời gian này, nhà Abbas bị loạn lạc, bị cường thần ức hiếp nên ông có thực quyền cai trị các vùng đất này, và truyền ngôi cho con thay vì giao chức cho người kế nhiệm.