Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nick Út”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Nick Út''', tên thật '''Huỳnh Công Út''', (sinh ngày [[29 tháng 3]] năm [[1951]]) là người [[Người Mỹ gốc Việt|Mỹ gốc Việt]]. Ông là phóng viên ảnh cho hãng tin [[Associated Press]], người chụp bức ảnh em bé [[Phan Thị Kim Phúc]] (thường được biết như "''Vietnam Napalm Girl''" - cô gái Việt Nam bị napalm) và những đứa trẻ khác bị bỏng do [[bom napan|bom napalm]] của [[Hoa Kỳ|Mỹ]] tại [[Trảng Bàng]] - [[Tây Ninh]], bức ảnh đã mang lại cho ông [[giải Pulitzer]] và ông trở nên nổi tiếng. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất [[thế kỷ 20]] do [[Đại học Columbia]] bình chọn <ref>[http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/nguoivietbonphuong/2005/09/492550/]</ref>.
 
== Tiểu sử ==
[[Tập tin:Em bé Napalm.jpg|nhỏ|Bức ảnh ''Em bé Napalm'' của Nick Út.]]
Ông sinh tại [[Long An]], ông là phóng viên ảnh cho hãng tin [[Associated Press]] (AP) từ năm 16 tuổi. Anh ruột của ông - Huỳnh Thanh Mỹ cũng là một phóng viên chiến trường làm việc cho AP - đã chết trong [[Chiến tranh Việt Nam]], bản thân Nick Út cũng bị thương 3 lần trong Chiến tranh Việt Nam. Khi ông làm việc tại các văn phòng AP ở [[Tōkyō|Tokyo]], [[Hàn Quốc]], [[Hà Nội]] vẫn liên lạc với Kim Phúc, hiện cư trú tại [[Canada]].
 
Ông hiện làm việc tại trụ sở của AP ở [[Los Angeles|Los Angeles, California]]. Nick Út đã nhập [[quốc tịch]] [[Hoa Kỳ|Mỹ]].
 
== Liên quan tới tổng thống Nixon ==
Theo bản ghi âm của tổng thống Hoa Kỳ [[Richard M. Nixon|Richard Nixon]] với tổng bộ tham mưu, [[H. R. Haldeman]], thì cho thấy rằng Nixon nghi ngờ về sự chân thật của tấm hình và cho rằng có thể tấm hình đã được sửa trước đó.<ref>[http://www.cbsnews.com/stories/2002/02/28/politics/main502490.shtml Nixon, The A-Bomb, And Napalm]</ref> Sau khi bản ghi âm được công bố thì Út có lời bình luận về nó:
 
{{Cquote2|"Tuy tấm hình đó là trở thành một trong những tấm hình đáng nhớ nhất của thế kỷ thứ 20, tổng thống Nixon đã từng ngờ vực về sự thật thuộc tấm hình của tôi khi ông ta nhìn thấy nó vào ngày 12 tháng 6 năm 1972.... Tấm hình đó đối với tôi và nhiều người khác thì nó không thể nào thật hơn được nữa. Tấm hình này thật như chiến tranh Việt Nam có thật. Sự kinh khủng của chiến tranh Việt Nam được tôi chụp không cần phải được sửa. Cô gái nhỏ đó vẫn đang sống hôm nay và đã trở thành một nhân chứng rõ ràng của tấm hình. Khoảng khắc ba mươi năm trước sẽ mãi là điều gì mà [[Phan Thị Kim Phúc|Kim Phúc]] và tôi sẽ không bao giờ quên được. Điều đó cuối cùng đã thay đổi cuộc sống của cả hai chúng tôi."|Nick Ut<ref>From program booklet for Humanist Art/Symbolic Sites: An Art Forum for the 21st Century</ref>}}