Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nước mắm Phú Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 4:
 
==Lịch sử==
Vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc có nhiều [[rong biển]] và phù du làm thức ăn cho các loài [[họ Cá trổng|cá cơm]], cho nên có nguồn lợi cá cơm rất lớn. Việc sử dụng nguồn lợi này để làm nước mắm ở Phú Quốc đã có lịch sử trên 200 năm. Cuối [[thế kỷ 19]], người dân trên đảo Phú Quốc đã bán nước mắm sang [[Campuchia]], [[Thái Lan]]<ref>{{Chú thích web| url = http://www.nuocmamphuquoc.org/modules.php?name=CMS&op=details&mid=13&mcid=16 | title = Nước mắm Phú Quốc: Chỉ 5-8% là hàng thật! | accessdate =2010-04-07 | accessmonthday = | accessyear = | author = | last = | first = | authorlink = | coauthors = | date = | year = | month = | format = | work = | publisher = Hiệp hội Sản xuất Nước mắm Phú Quốc | pages = | language = | archiveurl = | archivedate = }}</ref>. Tuy nhiên, nước mắm Phú Quốc chỉ nổi tiếng từ những năm 1950, đạt cực thịnh vào những năm 1965-1975. Trong [[thời bao cấp|thời kỳ bao cấp]] ở giai đoạn 1975-1986, ngành sản xuất này mất dần thị phần, nhiều nhà thùng đóng cửa, chuyển nghề. Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế dần chuyển sang [[cơ chế thị trường]], nghề làm nước mắm ở Phú Quốc dần dần hồi phục. Đến nay, nước mắm Phú Quốc đã đạt 8 triệu [[lít]]/năm.
 
Trước năm 1945, ở Phú Quốc đã có gần 100 nhà thùng làm nước mắm, chủ yếu tập trung ở [[Dương Ðông]] và [[Cửa Cạn]]. Trong thời gian chiến tranh, các nhà thùng ở Cửa Cạn bị tàn phá, nên các nhà thùng dần chuyển qua Dương Ðông và [[An Thới]] như hiện nay.
Dòng 13:
 
==Nguyên liệu==
Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng [[họ Cá trổng|cá cơm]] làm nguyên liệu. Cá cơm có khoảng chục loại, nhưng chỉ có Sọc Tiêu, Cơm Ðỏ và Cơm Than là cho chất lượng nước mắm cao nhất.
 
Ðiểm khác biệt của nước mắm Phú Quốc là cá cơm được trộn tươi trên tàu. Mùa đánh bắt chủ yếu trong năm là từ tháng 7 đến tháng 12. Khi lưới cá vừa được kéo cặp mạn, cá sẽ được vớt bằng vợt, loại bỏ tạp chất và súc rửa bằng nước biển, sau đó trộn đảo ngay với muối với tỷ lệ 3 cá 1 muối rồi đưa xuống hầm tàu. Cách trộn cá tươi như vậy giữ cho thịt cá không bị phân huỷ, nước mắm có hàm lượng đạm cao nhất, không có mùi hôi.