Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thái độ trung lập”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 170:
 
''Wikipedia có vẻ chú trọng vào tinh thần Âu Mỹ. Việc này có mâu thuẫn với quan điểm trung lập không?''
 
Ðúng vậy, đặc biệt khi đối phó với những tài liệu cần quan điểm quốc tế. Sự hiện hữu của những tài liệu viết từ quan điểm Mỹ và Anh chỉ đơn giản là sự phản ảnh của thực tế là có rất nhiều công dân Mỹ và Anh làm việc trong công trình, do đó phản ảnh thực tế là chúng có mặt rất nhiều trên mạng. Ðây là một trở ngại đang tiếp diễn cần sửa chữa bởi sự hợp tác tích cực từ những công dân các quốc gia khác. Nhưng thay vì giới thiệu sự thiên vị về văn hoá của họ, họ nên tìm cách phát triển các bài viết bằng cách loại bỏ những ví dụ về thiên vị về văn hoá mà họ gặp phải. Ðây không phải là trở ngại trong Wikipedia tiếng Anh. Wikipedia tiếng Pháp có thể phản ảnh một thiên vị về thuộc địa Pháp, Wikipedia của Nhật có thể chịu sự thiên vị của người Nhật, và vân vân.
 
===Thiếu tính khách quan là một lý do để xoá bỏ===
 
''Qui định về tính khách quan thì đôi khi được dùng để xoá bỏ các đoạn văn bị cho là thiên vị. Vậy đấy có phải là một trở ngại không?''
 
Trong nhiều trường hợp, có. Ða số chúng ta tin rằng thực tế có đoạn văn thiên vị thì không đủ lý do để xoá bỏ hết. Nếu nó chứa đựng thông tin có giá trị, đoạn văn nên được hiệu đính đàng hoàng.
 
Ðôi khi ta gặp khó khăn khi quyết định một kết luận là đúng hoặc có ích, đặc biệt là khi không có nhiều người hiện tại hiểu biết về chủ đề ấy. Trong trường hợp như vậy, việc thích hợp là nên đưa ra ý kiến phản đối trong trang thảo luận; nếu một người có lý do để tin rằng tác giả của tài liệu thiên vị quyết không sửa đổi nó, đôi khi chúng ta bắt buộc phải xoá bỏ đoạn văn trong trang thảo luận (nhưng không xóa bỏ nó hoàn toàn.) Giải pháp thứ hai chỉ nên áp dụng như là biện pháp cuối cùng, không bao giờ dùng nó như phương tiện để trừng phạt những người viết những điều thiên vị.
 
===Ðối phó với những người đóng góp bài thiên vị===
 
''Tôi đồng ý với qui định không thiên vị nhưng có những cá nhân có vẻ như hoàn toàn thiên vị, không gì cứu vãn. Tôi phải đi lòng vòng dọn dẹp cho họ. Tôi phải làm gì đây?''
 
Trừ phi trường hợp thật quá đáng, điều tốt nhất có thể làm là công khai kêu gọi sự quan tâm đến vấn đề ấy, hướng dẫn cá nhân vi phạm đến trang này (một cách lịch sự - mật ngọt chết ruồi) và yêu cầu những người khác giúp đỡ. Xem [[Wikipedia:Gi%E1%BA%A3i_quy%E1%BA%BFt_m%C3%A2u_thu%E1%BA%ABn]] để có thêm ý kiến. Ðấy phải là trường hợp khi mà lợi ích của đa phần các tác giả vượt quá lợi ích thiết yếu của dự án mở để họ có thể hoàn thành công việc mà không phải liên tục sửa chữa các vi phạm từ những người không tôn trọng luật lệ.
 
===Tránh những tranh luận triền miên===
 
''Làm sao để tránh những tranh luận triền miên bất tận về vấn đề khách quan?''
 
Cách tốt nhất để tránh tranh cãi về thiên vị là nhớ rằng chúng ta đều là những người tương đối thông minh, khéo léo, nếu không chúng ta đã không làm việc này và lo lắng nhiều về nó. Mục đích của chúng ta là thấu hiểu quan điểm của nhau và làm việc chăm chỉ để bảo đảm những quan điểm của người khác được trình bày một cách công bằng. Khi xuất hiện một tranh luận về những gì nên đưa vào bài viết, hoặc điều gì là sự thật, chúng ta không nên đứng vào vị trí chống đối; chúng ta phải cố gắng hết mình để dừng lại và tự hỏi "Làm thế nào để diễn tả sự tranh luận này một cách công bằng?" Ðiều này cần được hỏi thường xuyên mỗi khi một điểm gây tranh cãi được đưa ra. Công việc chúng ta không phải là hiệu đính Wikipedia để nó phản ảnh quan điểm riêng tư của mình để rồi bảo vệ những hiệu đính đó chống lại tất cả mọi người. Công việc của chúng ta là làm việc chung với nhau, chủ yếu là bổ xung bài viết mới, nhưng khi cần thiết cũng đạt đến một thoả thuận về một vấn đề gây tranh cãi nên được tường thuật ra sao để được công bằng cho mọi phía.