Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Osiris”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.2+) (Bot: Đổi he:אוזיריס thành he:אוסיריס
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 19:
Osiris là một trong những thần cổ nhất trong các văn bản đã được tìm thấy; một trong những bút tích lâu đời nhất được biết có nhắc tới Osiris là ở Palermo vào khoảng năm 2500 TCN. Ông được thờ rộng rãi cho đến khi xảy ra [[Sự đàn áp trong kỷ nguyên Cơ đốc giáo]].<ref>[http://www.newadvent.org/cathen/14577d.htm CATHOLIC ENCYCLOPEDIA: Theodosius I<!-- Bot generated title -->]</ref><ref>”History of the Later Roman Empire from the Death of Theodosius I. to the Death of Justinian”, The Suppression of Paganism – ch22, p371,John Bagnell Bury, Courier Dover Publications, 1958, ISBN 0-486-20399-9</ref>
 
Osiris được thờ phụng không chỉ vì ông cai quản những linh hồn người chết, ông còn bảo vệ sự sống, là thần của cây cỏ và cũng là người dâng nước [[sông Nin|sông Nile]].Các pharaoh Ai Cập thường mong được gặp Osiris sau khi chết, bởi Osiris giúp họ hưởng sự sống vĩnh cửu song song với công xã người sau nghi thức mai táng. Và ở Ai Cập, tất cả mọi người, không chỉ các pharaoh, tin rằng họ sẽ được Osiris bảo trợ sau khi chết nếu thực hiện đầy đủ các nghi thức ma thuật.
Osiris được coi là con trai cả của thần đất [[Geb]] và nữ thần bầu trời [[Nut]], anh trai của [[Seth]] và là chồng của [[Isis]]. Sau này ông còn được biết đến với cái tên Khenti-Amentiu, nghĩa là "người đứng đầu phương Tây" ("Phương Tây" ở đây ám chỉ cái chết).
 
Trong suốt chiều dài của nền văn minh Ai Cập, Osiris được coi như một vị Chúa Trời, ông đứng đầu tất cả các thần Ai Cập, chỉ sau thần [[Ra (định hướng)|Ra]].
== Hình thức ==
Trong các tài liệu cổ, Osiris được miêu tả là một vị pharoh với nước da màu xanh (màu tượng trưng cho sự tái sinh) với vương miện [[Atef]](một loại vương miện trắng có gắn lông vũ ở hai bên), biểu tượng của [[Thượng Ai Cập]],trên tay cầm quyền trượng dưới dạng một cây gậy có móc và một cái néo (dụng cụ đập lúa của người Ai Cập cổ) . Gậy có móc thường là quyền trượng của Pharaoh, thể hiện Osiris chính là một vị quân vương, người đứng đầu. Còn cái néo hiện chưa biết là biểu tượng của nông nghiệp, cây đuổi ruồi hay sự liên tưởng tới thần [[Andjety]]
== Huyền thoại ==
Từ rất sớm, các văn tự ở [[Kim tự tháp|Kim Tự Tháp]] đã thể hiện quan điểm về một cuộc sống vĩnh cửu
{{sơ khai}}