Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chuyên Húc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 43:
Tuy vậy, cũng có người cho rằng ông là [[nữ giới]]. Những người giữ quan điểm này nói ông chính là '''Cao Dương thị''', tổ tiên của tộc Sở. Thời cổ đại, các vị thần làm Cao Tổ tỉ của bộ tộc được chủ quản việc hôn nhân trong các đền miếu. Các vị thần này đều có chồng mà không sinh con, đều cho thấy họ là nữ thần cả. Mà Chuyên Húc lại chính là Cao tổ tỉ của tộc Sở.<ref name="ChuyenHuc"/> Căn cứ vào điều nói trong “Sơn Hải Kinh - Đại Hoang Tây Kinh”: Chuyên Húc hóa thành “ngư phụ” sau khi [[chết]], có người cho rằng ngư phụ chính là [[nàng tiên cá]] trong [[truyền thuyết]].<ref name="ChuyenHuc"/> Điều này lại là một chứng minh vị vua này là đàn bà. Phần lớn sử sách đều ghi ông là nam giới, bởi vì sau khi chế độ phụ hệ thay cho chế độ mẫu hệ, vì mục đích tuyên dương sự vĩnh hằng của phụ hệ, chiều theo yêu cầu của xã hội đàn ông, các vị nữ thần bị đem cải tạo thành nam thần, theo thuyết này thì Chuyên Húc chính là một trong số đó.<ref name="ChuyenHuc"/>
 
Ngoài ra, một số học giả cho rằng, tiên tỉ (tổ tiên đã mất) của dân tộc Sở là Cao Dương Thị, Cao Dương là nữ giới: Thế nhưng có người nói [[Cao Dương (nước)|Cao Dương]] và Chuyên Húc là hai người khác nhau, và chẳng có gì đáng nghi ngờ về việc Chuyên Húc là nam giới.<ref name="ChuyenHuc"/> Đối với việc nói ông chết hóa thành ngư phụ trong Sơn Hải Kinh, có nhà [[thần thoại học]] cho rằng: Chuyên Húc hóa ngư phụ, đại ý chỉ việc ngư (tức [[cá]]) làm vợ của Chuyên Húc, đã cứu sống được tính mạng của ông ta.<ref name="ChuyenHuc"/> Thế nhưng, có người xem cách nói này chỉ là một loại suy đoán chủ quan, không có chứng cứ đầy đủ để bảo vệ lập trường.
 
Cho đến nay, việc phân tích giới tính của vị vua này vẫn không có kết quả.<ref name="ChuyenHuc"/>