Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Thị Vân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
==Thân thế và bước đầu sự nghiệp==
Bà tên thật là '''Đinh Thị Mậu''', sinh năm 1916 tại làng Đông An, tổng Cát Xuyên, huyện [[Giao Thủy]], phủ Xuân[[Thiên Trường]] (nay thuộclà làng Đông An,[[Xuân Thành]], huyện [[Xuân Trường]]), tỉnh [[Nam Định]]. Ông nội bà là [[Đinh Mẫn Cấp]], từng đỗ thi Hương năm [[Bính Tý]] (1876), sau về làm nghề dạy học, được dân làng thường gọi là “cụ Hương đồ”. Là một nhà nho, lại là người giàu có nhất làng, cụ Hương Cấp từng tham gia phong trào [[Đông Kinh Nghĩa thục]] và [[Đông du]].
 
Thân phụ bà là ông [[Đinh Đức Hợp]], từng học chữ Quốc ngữ tại trường Xuân Bảng, huyện Xuân Trường cùng với người em là Đinh Văn Bính. Ông Hợp về sau bỏ học, về làng làm nghề thầy thuốc trị bệnh cứu người. Ông có 2 đời vợ. Người vợ đầu là bà Nguyễn Thị Mộc, sinh cho ông được 3 con trai và 2 người con gái. Sau khi bà Mộc qua đời, ông Hợp tái giá với em bà Mộc là bà '''Nguyễn Thị Quì (1)''', và sinh một người con gái đặt tên là '''Đinh Thị Mậu'''.
 
Sau khi sinh được 6 tháng, thân phụ bà qua đời. Anh em bà được sự nuôi nấng và dạy dỗ của người ông nội Đinh Mẫn Cấp, sớm chịu ảnh hưởng tinh thần dân tộc chống lại quyền thống trị của thực dân Pháp. Năm 1933, được 2 người anh cùng cha khác mẹ là Đinh Lai Hạp và '''Đinh Thúc Dự (2)''' , vốn là những đảng viên [[Đảng Cộng sản Đông Dương]], vận động tham gia hoạt động cách mạng, bà làm giao thông liên lạc, cất giữ tài liệu bí mật của Đảng và tham gia tổ chức nhóm “Ái hữu tương tế”, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động tại địa phương… Thời gian này bà lập gia đình với một người cùng quê, từ đó mọi người thường gọi tên bà theo tên chồng là '''Vân'''. Cái tên '''Đinh Thị Vân''' ra đời từ đó.