Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thế Eocen”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Thế Eocen''' hay '''thế Thủy Tân''' (55,8 ± 0,2 – 33,9 ± 0,1 triệu năm trước (Ma)) là một đơn vị phân chia chính trong [[niên đại địa chất]] và là thế thứ hai của [[kỷ Paleogen]] trong [[đại Tân Sinh]]. Thế Eocen kéo dài từ khi kết thúc [[thế Paleocen]] cho tới khi bắt đầu [[thế Oligocen]]. Sự bắt đầu của thế Eocen được đánh dấu bằng sự xuất hiện của những [[động vật có vú]] hiện đại đầu tiên. Sự kết thúc xuất hiện khi có [[sự kiện tuyệt chủng]] chính gọi là '''[[Thế Eocen#Grande Coupure|Grande Coupure]]''' (sự "Đại Phá vỡ"), có thể có liên quan tới va chạm của một hay nhiều [[Meteoroid#sao băng|sao băng]] lớn ở [[hố Popigai|Siberi]] và ở khu vực ngày nay là [[hố va chạm vịnh Chesapeake|vịnh Chesapeake]]. Giống như các [[thế địa chất]] khác, các [[địa tầng]] xác định sự bắt đầu và kết thúc của thế đã được xác định khá rõ,<ref>Sự tuyệt chủng của Hantkeninidae, một họ phù du của [[Foraminifera]] nói chung được chấp nhận như là dấu hiệu của ranh giới Eocen-Oligocen; vào năm 1998 tại [[Massignano]] ở [[Umbria]], miền trung Italia, đã được coi là [[ĐoạnThiết diện và điểm kiểu địa tầng ranh giới toàn cầu]] (GSSP).</ref> mặc dù niên đại chính xác của nó vẫn còn chưa được chắc chắn.
 
Tên gọi Eocen có nguồn gốc từ [[tiếng Hy Lạp]] ἠώς (''eos'', bình minh) và καινός (''kainos'', mới) và nó có nghĩa là "bình minh" của quần động vật có vú hiện đại ('mới') đã xuất hiện trong thế địa chất này.