Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Paul-Henri-Benjamin d'Estournelles de Constant”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
YFdyh-bot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 2:
'''Paul-Henri-Benjamin Baluet d'Estournelles, baron de Constant de Rébecque''' (22.11.[[1852]] – 15.5.[[1924]]), là một [[chính trị gia]], nhà ngoại giao người [[Pháp]] và là người ủng hộ việc [[trọng tài]] quốc tế. Ông đã được thưởng [[giải Nobel Hòa bình]] năm 1909 cùng với người [[Bỉ]] [[Auguste Beernaert]].
 
Ông sinh tại [[La Flèche]] ([[Sarthe]]) trong vùng thung lũng [[Loire (tỉnh)|Loire]], trong một gia đình dòng quí tộc có nguồn gốc từ thời [[Thập tự chinh]]; là cháu gọi chính trị gia kiêm nhà văn nổi tiếng trong thời [[Cách mạng Pháp]] [[Benjamin Constant]] là ông chú.
 
Sau khi học [[luật học]] và [[ngôn ngữ]] [[phương Đông|phương đông]] ở trường [[Lycée Louis-le-Grand]] tại [[Paris]], Estournelles de Constant gia nhập ngành ngoại giao năm 1876.
 
Estournelles de Constant đã đảm nhiệm các chức vụ ngoại giao của Pháp tại [[Montenegro]], [[đế quốc Ottoman]], [[Hà Lan]], [[Vương quốc Anh]] và [[Tunisia]]. Năm 1882 ông trở lại Paris làm phụ tá giám đốc phòng [[Cận Đông]] của Bộ ngoại giao Pháp. Năm 1890 ông làm [[đại biện lâm thời]] của Pháp ở [[Luân Đôn|London]], nơi ông đóng một vai trò trong việc ngăn chặn chiến tranh với [[Anh]] về các tranh chấp thuộc địa.
 
Bị thất vọng vì các hạn chế trong công tác ngoại giao, ông ra ứng cử và trúng cử vào [[Hạ viện|Hạ nghị viện]] Pháp năm 1895. Năm 1904 Estournelles de Constant trúng cử vào [[Thượng viện|Thượng nghị viện]] và làm việc ở đây cho tới khi chấm dứt sự nghiệp, năm 1924.
 
Trong cương vị dân biểu và Thượng nghị sĩ, Estournelles de Constant quan tâm tới các vấn đề [[thuộc địa]], kiên định chống đối [[chính sách thực dân]] của [[Đệ tam Cộng hòa Pháp]]. Ông đã ủng hộ việc bãi bỏ các ghế đại biểu của thuộc địa trong Nghị viện Pháp, đưa ra chính sách thiết lập các [[nước bảo hộ]] cho chưong trình đồng hóa văn hóa các thuộc địa. Đặc biệt, ông chống đối dữ dội việc thiết lập chế độ cai trị thuộc địa ở [[Madagascar]] và việc chia cắt [[Trung Quốc|Trung quốc]] của các [[cường quốc]]. Về đối nội, ông quan tâm đặc biệt tới cái mà thuật ngữ ngày nay gọi là các "xúc phạm thuần phong mỹ tục" (''outrages aux bonnes mœurs''). <br />
Về mặt khác, ông biện hộ cho việc đặt di hài [[Émile Zola]] trong điện [[Panthéon,Điện ParisPanthéon|Panthéon]] vì phần đóng góp của Zola trong [[vụ án Dreyfus]].
 
Dù vậy, trên hết, Estournelles de Constant hiến thân cho sự nghiệp cải thiện các quan hệ quốc tế. Ông cũng là thành viên của [[Tòa án Trọng tài thường trực]] (''Permanent Court of Arbitration'') từ năm 1900. Ông đã đại diện nước Pháp ở cả 2 [[Hội nghị Hòa bình Den Haag]] (1898 & 1907), và phác thảo ra một viễn cảnh về Liên minh châu Âu.
Dòng 17:
Estournelles de Constant đã viết nhiều tác phẩm chính trị và lịch sử, thậm chí còn viết cả kịch bản sân khấu theo kiểu tài tử. Ngoài ra ông cũng viết bài thường xuyên cho vác báo ''[[Le Temps (Paris)|Le Temps]],'' ''[[La Revue de Paris]]'' và ''[[La Revue des deux mondes]]''.
 
Kết hôn với [[Daisy Sedgwick-Berend]], một phụ nữ [[Hoa Kỳ|Mỹ]], ông cũng thường du hành sang [[Hoa Kỳ]] và viết về đất nước này.
 
== Tham khảo ==