Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pha sóng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Thêm nn:Fase i fysikk
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{otheruses|Pha}}
Trong [[chuyển động sóng]], hay trong các chuyển động nói chung có [[biên độ]] biển đổi theo [[thời gian]] một cách [[tuần hoàn]], có thể áp dụng [[biến đổi Fourier]], để phân tích chuyển động này thành tổng các biến đổi theo [[hàm điều hòa]] (hàm [[sin]] hay [[hàm lượng giác|cos]]). Các hàm này thể hiện các [[dao động điều hòa đơn giản|sóng đơn sắc]] (hay tuần hoàn đơn tần), và có thể coi là hình chiếu của [[chuyển động tròn|chuyển động tròn đều]] trên một phương bất kỳ. '''Pha''' của [[chuyển động sóng|sóng]] ('''pha sóng''') hay của chuyển động tuần hoàn nói chung, chính là [[góc]] trong chuyển động tròn đều này.
 
Ví dụ, xét hàm số sin thể hiện một sóng đơn sắc, tại một vị trí cố định, sau đây:
Dòng 10:
Một hàm sóng này được gọi là '''trễ pha'''/'''chậm pha''' hay '''sớm pha'''/'''nhanh pha''' (tổng quát là '''lệch pha''') với hàm sóng kia nếu pha ban đầu của hàm sóng này nhỏ hơn hay lớn hơn (hay tổng quát là khác) hàm sóng kia.
 
Ví dụ, hàm sóng sau trễ pha π/2, cũng được gọi là trễ pha 1/4 [[chu kỳ|chu kì]], so với hàm bên trên, tại cùng vị trí:
 
:f(''t'') = sin(2 π ''F'' ''t'' - π/2 +φ) = sin(2 π ''F'' (''t'' - ''T''/4) +φ)
 
Do [[chu kỳ|chu kì]] của một [[chuyển động sóng|sóng]] được cho bởi ''T'' = 1/''F''. Như vậy, trong biểu diến hàm sóng, khi thay đổi cách tính thời gian từ ''t'' đến ''t*'', cụ thể là sự dịch chuyển gốc thời gian (chọn mốc mà ''t*'' = 0), để đảm bảo biểu diễn cùng một hàm sóng, cần thay đổi pha ban đầu một cách tương ứng. Ngược lại, có thể thay đổi pha tại mốc ''t*''=0 bằng cách dịch chuyển mốc tính thời gian.
 
Sự lệch pha của các sóng là quan trọng khi xét đến sự [[giao thoa]] giữa các sóng. Hai sóng '''cùng pha''', có chênh lệch pha ban đầu bằng 0, sẽ [[cộng hưởng]]; hai sóng '''ngược pha''', có chênh lệch pha ban đầu là π, sẽ triệt tiêu nhau.