Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sắc phong”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Sắc phong]] thần là một loại văn bản trên giấy, vải hoặc các vật liệu tương tự dùng để xác nhận phong thần, do nhà [[vua]] phong tặng và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình làng ([[Thành hoàng]]...)
 
Phần lớn các [[đình]] làng]] của người Việt đều được các triều đại phong kiến nối tiếp nhau ban sắc phong. Đây là một loại cổ vật rất giá trị, tuy đã mất mát nhiều nhưng khối lượng còn lại đến nay khá lớn và thường được bảo tồn trong các kiến trúc tín ngưỡng của làng, xã.
 
Các vị thần được phong tặng có thể là nhân vật lịch sử có công với nước, thường gọi là nhân thần và các thần linh trong tín ngưỡng dân gian như nhân vật huyền thoại, vật linh, các hiện tượng thiên nhiên...
Dòng 8:
 
Sắc phong truyền tải lại cho hậu thế các tư liệu quý giá và trung thực về tên, tuổi và công lao của một số nhân vật lịch sử như quê quán, công tích và xếp hạng (nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng tôn thần), biêủ thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với vị thần đó, nó chứa đựng một số thông tin có thể bổ sung thêm lịch sử và là một nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu các tín ngưỡng dân gian
 
 
Nhân vật trên sắc phong thần cũng có thể là những người dân bình thường nhưng có công khai hoang lập làng, truyền dạy nghề thủ công hoặc có công đức với cộng đồng… gắn liền với lịch sử làng xã cổ truyền. Thậm chí có làng , thành hoàng được s8ác phong chỉ là một người ăn mày, trộm cướp ...
 
Các sắc phong còn phản ánh quyền uy tối thượng của Nhà Vua, nó thể hiện rằng nhà vua là con trời xuống dân gian để cai quản con dân nên không chỉ trị vì muôn dân trong thế giới trần tục mà còn cai quản cả thế giới thần linh, kết hợp với các tín ngưỡng và đời sống tâm linh (Thành hoàng, Tổ tiên, Vật linh, Tổ sư, Sùng bái thiên nhiên…)
 
{{Sơ khai}}