Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Văn Đáng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 7:
Năm 1930 khi mới 12 tuổi, Phan Văn Đáng tham gia làm liên lạc, rải truyền đơn, ở quận Tam Bình. Trong khoảng 1931-1940, tham gia trong các tổ chức thanh niên cách mạng tỉnh Vĩnh Long.
 
Tháng 9 năm 1939, ông được kết nạp vào [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]]. Năm 1940 ông là thành viên của ban lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền tại Tam Bình; tháng 12 năm 1940 bị Pháp bắt kết án 20 năm khổ sai và biệt xứ đày ra Côn Đảo.
 
Tháng 8 năm 1945, ra tù, ông trở về tham gia xây dựng chính quyền cách mạng tỉnh Vĩnh Long.
Dòng 15:
Từ tháng 10 năm 1954 đến năm 1959, ông là Xứ uỷ viên rồi Thường vụ [[Xứ uỷ Nam Bộ]].
 
Đại hội toàn quốc lần thứ III, ông được bầu là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]].
 
Từ năm 1961 đến năm 1965, ông là Phó Bí thư [[Trung ương Cục miền Nam]], kiêm Trưởng Ban Tổ chức và Trưởng Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam. Đồng thời là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]], Chủ tịch Công đoàn Giải phóng.
Dòng 25:
Ông được tặng [[Huân chương Hồ Chí Minh]]. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
 
Ngày 8 tháng 6 năm 2008, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng [[Huân chương Sao vàng (Việt Nam)|Huân chương Sao Vàng]].
 
Tên ông được đặt cho một con đường trước khu Trung tâm hành chính [[Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh|Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh]].<ref>[http://www.quan2.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=/tintuc&Category=V%C4%83n+h%C3%B3a+-+x%C3%A3+h%E1%BB%99i&ItemID=1870&Mode=1 Quận 2: đặt tên 39 đường mới]</ref>
 
==Vài mẩu chuyện về ông==
* '''Về Sài Gòn sau hiệp định đình chiến năm 1954'''
Sau hiệp định đình chiến năm 1954, xứ ủy Nam bộ được thành lập, [[Lê Duẩn]] làm Bí thư, Phan Văn Đáng làm Uỷ viên Thường vụ. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới, năm 1955 Xứ ủy Nam Bộ dời về [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] để chỉ đạo việc tổng tuyển cử thống nhất hai Miền của Việt Nam theo hiệp định đình chiến quy định. Phan Văn Đáng về sống trong nhà của cơ sở cách mạng tại đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 ngày nay.
 
Một hôm, ông đang ngồi xem báo, bất chợt có vị khách lạ bước vào, vừa ngước nhìn lên vị khách dỡ nón chào: anh Hai còn nhớ tôi không? Tôi là M... ở Vĩnh Long cùng quê anh, lúc anh làm việc trên tỉnh thì tôi làm việc ở huyện. Ông nghĩ chắc gặp công an rồi, nhưng vẫn bình tĩnh tiếp chuyện, nói vả lả với khách vài câu sơ giao và chuyển sang hỏi thăm gia đình. Người khách nhỏ nhẹ: Tôi lên Sài Gòn lúc đình chiến năm 1954, gia đình hiện có việc làm, tôi làm cho phía "bên kia", làm về hành chánh. Tôi xin lỗi vì đường đột đến đây, do tôi có nghe bên công an nghi ngờ về căn hộ này, quan sát biết anh ở đây, tôi thương anh nên đến báo cho anh biết, để liệu bề tính toán. Ông làm tỉnh, nhắc khách uống nước và nói: dù lâu không gặp nhưng anh vẫn còn tình cảm quê hương, tình cảm ngày xưa vậy là quý giá, xin cám ơn anh. Nói xong, ông móc trong túi ra ít tiền đưa cho khách, để uống cà phê, vị khách từ chối: Tôi đến đây vì sợ các anh bị rủi ro.