Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảm sát Huế Tết Mậu Thân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Để tránh 3RR và tranh cãi, xin mời Mig29vn vào trang thảo luận. Tôi xem thảo luận thấy lý lẽ của bạn chưa thuyết phục được các thành viên khác về nguồn tự xuất bản
Dòng 80:
Trong kết luận của bài viết, Gareth Porter đồng ý rằng có những vụ xử tử, giết người tại Huế trong giai đoạn đóng quân; tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể về nguyên nhân của những cái chết.
:"Các bằng chứng có được -- không phải từ nguồn của [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam]], mà từ nguồn chính thức của [[Hoa Kỳ]] và [[Việt Nam Cộng Hòa]] và từ các quan sát viên độc lập -- cho thấy rằng câu chuyện chính thức về một cuộc tàn sát bừa bãi đối với những người được cho là không thích hợp với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là hoàn toàn bịa đặt. Không chỉ số lượng các thi thể được tìm thấy trong và xung quanh Huế đáng nghi vấn, mà quan trọng hơn, nguyên do của các cái chết có vẻ như là bị chuyển từ chính các trận đánh quân sự sang việc xử tử của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Và tường trình chi tiết nhất "có thẩm quyền" mà các chính phủ Mỹ hay Việt Nam Cộng hòa đưa ra về sự việc được cho là vụ thảm sát này đã không đứng vững trước các thẩm định."<ref>Nguyên văn: ''The available evidence -- not from NLF sources but from official U.S. and Saigon documents and from independent observers -- indicates that the official story of an indiscriminate slaughter of those who were considered to be unsympathetic to the NLF is a complete fabrication. Not only is the number of bodies uncovered in and around Hue open to question, but more important, the cause of death appears to have been shifted from the fighting itself to NLF execution. And the most detailed and "authoritative" account of the alleged executions put together by either government does not stand up under examination.''</ref>{{fact}}.
 
===[[Noam Chomsky]] và [[Edward S. Herman]]===
Noam Chomsky, nhà sử học người Mỹ, và Edward S. Herman, nhà kinh tế học người Mỹ, trong ''"Tài liệu về Kinh tế và Nhân quyền"'', cho rằng vụ việc đã bị mô tả một cách sai lệch, bị thổi phồng, bị tô vẽ nhằm mục đích tuyên truyền. Các căn cứ được nêu ra có thể tóm lược như sau<ref>Counter-Revolutionary Violence
Bloodbaths in Fact & Propaganda, Noam Chomsky and Edward S. Herman. With a Preface by Richard A. Falk Princeton University 1973. Xem tại: http://www.chomsky.info/books/counter-revolutionary-violence.htm#sec14</ref> {{fact}}
1. Những tài liệu căn bản cho câu chuyện này gồm một bản báo cáo do chính phủ Sài Gòn đưa ra vào tháng 4/1968, một tài liệu lấy được và đã phổ biến trong công chúng của phái đoàn Hoa Kỳ vào tháng 11/1969, và một bài phân tách dài xuất bản năm 1970 của một nhân viên Phòng Thông tin “USIS” (Tâm lý chiến) là [[Douglas Pike]]{{fact}}. Cả hai bản báo cáo của Sài gòn và của Pike đã gây nên một sự nghi ngờ về nguồn tin, giọng điệu và vai trò của chúng trong một chiến dịch tuyên truyền mở rộng nhằm làm giảm đi ảnh hưởng của vụ [[thảm sát Mỹ Lai]]. Nhưng quan trọng hơn là những tài liệu này không được viết ngay khi sự việc diễn ra mà chỉ được viết ra nhiều tháng sau đó, và đã không có sự điều tra hay nghiên cứu tỉ mỉ để xác thực.
2. Sự ước lượng về những nạn nhân của thảm sát tại Huế đã tăng vọt lên một cách đáng kể để đáp ứng lại với những nhu cầu chính trị bất ngờ đột xuất của chính quyền Nixon. Không có nhà báo phương Tây nào đã được dẫn đến những mồ chôn tập thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người Pháp [[Marc Riboud]] đã nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố "có 300 cán bộ chính phủ đã bị Việt cộng giết". Người tổ chức AFSC tại Huế cũng không thể khẳng định bản báo cáo về những hố chôn tập thể, những nhà báo độc lập không hề được phép có mặt tại hiện trường và họ rất khó xác định chỗ chính xác nơi những hố chôn tập thể mặc dù đã nhiều lần yêu cầu được đến xem.
3. Một thực tế khác rằng có một số đông thường dân bị giết chết trong cuộc chiếm lại thành phố Huế bởi đạn pháo kích của Mỹ. [[David Douglas Duncan]], một nhà nhiếp ảnh chiến trường nói về cuộc tái chiếm rằng đó là ''“một sự nỗ lực dốc hết sức để loại bỏ bất cứ một kẻ địch nào. Tâm trí tôi bấn loạn trước cuộc tàn sát.”'' [[Robert Shaplen]] viết về lúc đó ''“Không có gì trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam khi nói về sự tàn phá, mà tôi thấy kinh hoàng bằng những điều tôi thấy được ở Huế năm ấy"''. Sau trận đánh 25 ngày, trong số 17.134 nhà thì 9.776 ngôi nhà đã hoàn toàn bị phá hủy và 3.169 ngôi nhà bị thiệt hại khá trầm trọng bởi bom đạn. [[Townsend Hoopes]], người có quyền truy cập đặc biệt thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết ''"khoảng 2.000 dân thường đã chết trong đống đổ nát"''.
4. Như thường thấy trước đó, quân Mỹ thường không phân biệt được du kích với dân thường, và thường dân có thể bị bắn nhầm. Theo Oberdofer, thủy quân lục chiến Mỹ ước tính tổn thất của Quân Giải phóng khoảng 5.000 người, cao gấp đôi số liệu của Quân Giải phóng.<ref>Nguồn: Cục Tác chiến, số 124/Tgi, Hồ sơ 1103 (14-2-1969): Mặt trận Trị-Thiên: 4.862 chết, 883 mất tích, 6.628 bị thương, 98 bị bắt. Trong đó đợt 1 chiếm 50%</ref>. Điều này đưa ra giả thiết là một phần trong số này là thường dân trúng bom đạn Mỹ. Quân Giải phóng cũng khẳng định họ đã đem chôn khoảng 2.000 thường dân chết vì oanh tạc cùng với binh sĩ của chính họ.
5. Một giả thuyết khác rằng những nạn nhân ở Huế là do quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trả thù khi tái chiếm thành phố. Nhiều người ủng hộ Mặt trận dân tộc đã lộ dạng trong suốt cuộc tổng tấn công, và đã hợp tác với chính quyền địa phương do những người cách mạng ở Huế hình thành, hoặc bầy tỏ sự ủng hộ của họ đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Khi quân giải phóng rút đi, nhiều cán bộ và những người ủng hộ quân Giải phóng kẹt lại và họ trở thành nạn nhân của những sự trả thù. Trong một bài mô tả, một nhà báo người Ý [[Oriana Fallaci]], trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế đã kết luận rằng: ''“Tất cả có khoảng 1100 người bị giết (sau ngày quân Mỹ tái chiếm thành phố). Hầu hết là sinh viên, giảng viên, giáo sĩ. Những trí thức và người dân Huế đã không bao giờ che giấu cảm tình của họ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng”''<ref>Oriana Fallaci, "Working Up to Killing," The Washington Monthly (February 1972), p.40. Xem bản scan tại: http://www.unz.org/Pub/WashingtonMonthly-1972feb-00039</ref>.
 
===Marilyn B. Young===