Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phóng sự”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 10:
Phóng sự văn học, ngoài các tư liệu thực tế xác thực, nhà văn còn có thể sử dụng các thủ thuật [[hư cấu]] nhất định nhằm làm cho câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn hơn. Những phóng sự văn học dạng này có thể kể đến ''Ngục Kom Tum'' của Lê Văn Hiến; ''Việc làng'', ''Dao cầu thuyền tán'' của [[Ngô Tất Tố]]; ''Cạm bẫy người'', ''Cơm thầy cơm cô'' của [[Vũ Trọng Phụng]]. Tại [[Việt Nam]] trước 1945, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là "vua phóng sự Bắc Kỳ", với những phóng sự ít nhiều có cốt truyện, có chỗ đọc như [[tiểu thuyết]].
 
Giá trị của một thiên phóng sự thể hiện ở cả hai mặt: thứ nhất, nó phải nêu ra được những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác thể hiện qua các con số, biểu đồ, thống kê; thứ 2, trên cơ sở phân tích tư liệu, số liệu, nó phải đặt ra được những vấn đề [[tin tức|thời sự]] mang ý nghĩa xã hội to lớn.
 
==Thể loại==
Dòng 16:
 
==Một số phóng sự==
Phóng sự là một thể loại ra đời muộn ở [[phương Tây]] vào những năm cuối [[thế kỷ 19]] và ở Việt Nam vào năm 1932 với tác phẩm ''Tôi kéo xe'' của Tam Lang [[Tam Lang|Vũ Đình Chí]] (1900-1983).
 
Trong thời thuộc địa, [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Ái Quốc]] với phóng sự ''[[Bản án chế độ thực dân Pháp]]'', nữ văn sĩ Pháp [[Andrée Viollis]] với ''[[Đông Dương cấp cứu]]'' gây chấn động dư luận thế giới.
 
Một số phóng sự trước và trong thời kỳ [[đổi mới]] ở Việt Nam phơi bày các mặt trái nhức nhối của xã hội đương thời, có tác dụng thức tỉnh lớn góp phần làm thay đổi nhận thức xã hội. Nổi tiếng trong đó phải kể đến phóng sự ''Cái đêm hôm ấy... đêm gì'' của [[Phùng Gia Lộc]], ''Lời khai của bị can'' của [[Trần Huy Quang]], hay ''Ông gia ôm 7kg đơn từ'' của Xuân Ba.