Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phúc Kiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 8:
| ISOAbbrev = 35
| OriginOfName = 福 phúc - [[Phúc Châu]] <br /> 建 kiến - [[Kiến Âu|Kiến Châu]]
| AdministrationType = [[Tỉnhtỉnh (Trung Quốc)|tỉnh]]
| Capital = Phúc Châu
| LargestCity = Phúc Châu
Dòng 53:
Những khám phá khảo cổ học gần đây đã chứng minh rằng cư dân bản địa ở Phúc Kiến đã tiến vào [[thời đại đồ đá mới]] vào giữa thiên niên kỉ thứ 6 TCN. Từ di chỉ Xác Khâu Đầu (壳丘头, cách nay 7450–5590 năm), một di chỉ thời kỳ đầu đồ đá mới trên [[đảo Bình Đàm]] (平潭岛) nằm cách khoảng {{convert|70|km}} về phía đông nam Phúc Châu, rất nhiều công cụ làm bằng đá, vỏ, mai, [[xương]], [[ngọc thạch]] và [[gốm]] (gồm cả bàn xoay làm gốm) đã được khai quật, cùng với [[bánh xe quay]], một bằng chứng của hoạt động dệt. Di chỉ Đàm Thạch Sơn (昙石山) (cách nay 5500–4000 năm) ở ngoại ô Phúc Kiến trải qua cả hai thời đại đồ đá mới và [[thời đại đồ đồng đá]], tại đây đã tìm thấy các công trình tròn bán ngầm ở các mức thấp hơn. Di chỉ Hoàng Thổ Lôn (黄土崙) (khoảng 1325 TCN), cũng ở ngoại ô Phúc Châu, mang đặc điểm của [[thời đại đồ đồng]].
 
Khu vực Phúc Kiến từng tồn tại vương quốc [[Mân Việt]]. Từ "Mân Việt" là kết hợp giữa từ "Mân" (閩/闽; {{zh|poj=bân}}), có thể là tên một dân tộc và có liên hệ với từ để chỉ các dân tộc man di trong [[tiếng Trung Quốc|tiếng Hán]] là "man" (蠻/蛮; {{zh|p=mán|poj=bân}}), và "[[Bách Việt|Việt]]" là lấy theo tên [[Việt (nước)|nước Việt]] thời [[Xuân Thu]] tồn tại ở khu vực tỉnh Chiết Giang ngày nay. Điều này là bởi vương tộc nước Việt đã bỏ chạy đến Phúc Kiến sau khi vương quốc của họ bị [[Sở (nước)|nước Sở]] tiêu diệt và sáp nhập vào năm 306 TCN. Mân cũng là tên của dòng sông chính trong khu vực Phúc Kiến, [[sông Mân (Phúc Kiến)|Mân Giang]], song tên gọi người Mân có từ trước.
 
Nước Mân Việt tồn tại cho đến khi bị [[nhà Tần|triều Tần]] bãi bỏ. Tuy nhiên, với việc nhà Tần sớm sụp đổ, nội chiến đã nổ ra giữa [[Hạng Vũ]] và [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]], sử gọi là [[Chiến tranh Hán-Sở|Hán Sở tranh hùng]]; khi đó [[Vô Chư]] (无诸) đã quyết định xuất quân phụ giúp Lưu Bang. Sau đó, Lưu Bang giành chiến thắng và lập ra [[nhà Hán|triều Hán]]; để thưởng công, năm 202 TCN, Hán Cao Tổ phục hồi địa vị cho Mân Việt là một vương quốc chư hầu, phong Vô Chư là Mân Việt vương. Vô Chư được triều Hán cho phép xây thành phòng thủ ở [[Phúc Châu]] cũng như một số địa điểm khác tại [[Khu thắng cảnh Vũ Di Sơn|Vũ Di Sơn]], chúng đã được khai quật trong những năm gần đây. Vương quốc của Vô Chư đã mở rộng phạm vi ra ngoài ranh giới của Phúc Kiến đến các vùng đất mà nay là phía đông [[Quảng Đông]], phía đông [[Giang Tây]], và phía nam [[Chiết Giang]].
 
Sau cái chết của Vô Chư, Mân Việt duy trì truyền thống chiến đấu của mình và tiến hành một số cuộc viễn chinh chống lại các nước chư hầu láng giềng tại [[Quảng Đông]], [[Giang Tây]], và [[Chiết Giang]], việc này diễn ra trong suốt thế kỷ thứ 2 TCN và chỉ bị ngăn chặn bởi [[nhà Hán|triều Hán]]. Cuối cùng, hoàng đế triều Hán đã quyết định loại bỏ mối đe dọa tiềm tàng này bằng cách gửi lực lượng quân sự lớn tấn công Mân Việt từ tứ phía cả trên biển lẫn trên bộ vào năm 111 TCN. Những người lãnh đạo ở Phúc Châu đã đầu hàng để tránh một cuộc chiến vô ích, tuy nhiên quân Hán vẫn tiến hành hủy hoại cung điện, thành quách của Mân Việt; vương quốc đầu tiên trong lịch sử Phúc Kiến kết thúc tồn tại một cách đột ngột.
 
Sau khi triều Hán dần sụp đổ vào cuối thế kỷ 2, mở đường cho thời [[Tam Quốc]]. [[Tôn Quyền]], người sáng lập ra nước [[Đông Ngô]], đã phải mất gần 20 năm mới có thể khuất phục được người [[Sơn Việt]], một nhánh Bách Việt sống ở vùng đồi núi. Làn sóng nhập cư đầu tiên của giới quý tộc người Hán đến khu vực Phúc Kiến ngày nay diễn ra vào đầu thế kỷ 4 khi [[nhà Tấn|triều Tây Tấn]] sụp đổ và miền Bắc Trung Quốc bị các [[người Hồ|các dân tộc Hồ]] xâu xé. Những người nhập cư này chủ yếu đến từ tám dòng họ ở miền trung Trung Quốc: [[Lâm (họ)|Lâm]], [[Hoàng (họ)|Hoàng]], [[Trần (họ)|Trần]], [[Trịnh (họ)|Trịnh]], [[Chiêm (họ)|Chiêm]] (詹), [[Khâu (họ)|Khâu]], [[Hà (họ)|Hà]] và [[Hồ (họ)|Hồ]]. Bốn họ đầu tiên vẫn là những họ chính của người dân Phúc Kiến hiện nay.
 
Tuy nhiên, địa hình gồ ghề và biệt lập với các khu vực lân cận đã góp phần khiến cho nền kinh tế và mức độ phát triển của Phúc Kiến tương đối lạc hậu. Bất chấp việc số người Hán trong khu vực đã tăng đáng kể, mật độ dân số ở Phúc Kiến khi đó vẫn còn thấp so với phần còn lại của Trung Quốc. Triều Tấn chỉ lập ra 2 quận và 16 huyện trên đất Phúc Kiến ngày nay. Giống như các tỉnh phía nam khác như [[Quảng Đông]], [[Quảng Tây]], [[Quý Châu]] và [[Vân Nam]], Phúc Kiến thường là một địa điểm để triều đình đương thời lưu đày các tù nhân và các nhân vật bất đồng. Đến thời [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam-Bắc triều]], Phúc Kiến nằm dưới quyền kiểm soát của các hoàng triều phương Nam.
Dòng 67:
[[Tuyền Châu]] là một hải cảng phồn hoa dưới thời Mân, và có lẽ là hải cảng lớn nhất ở Đông bán cầu khi đó. Vào đầu thời [[nhà Minh|triều Minh]], Tuyền Châu là khu vực binh lính tập hợp và cung cấp vật phẩm cho chuyến thám hiểm hàng hải của [[Trịnh Hòa]]. Việc hải cảng này phát triển hơn nữa bị cản trở do triều Minh đã ra lệnh [[hải cấm]], và Tuyền Châu đã dần bị thay thế bởi các cảng [[Quảng Châu]], [[Hàng Châu]], [[Ninh Ba]] và [[Thượng Hải]] gần đó mặc dù lệnh cấm đã được gỡ bỏ vào năm 1550. Việc [[Uy khấu]] (hải tặc Nhật Bản) xâm nhập với quy mô lớn cuối cùng đã bị quân Trung Quốc và [[Toyotomi Hideyoshi]] của Nhật Bản xóa bỏ.
 
Thời Minh mạt và [[Nhà Thanh|Thanh sơ]] đã xảy ra làn sóng lớn người tị nạn đến Phúc Kiến và 20 năm cấm buôn bán trên biển dưới thời [[Khang HyHi|Hoàng đế Khang Hy]], một biện pháp nhằm chống lại những người vẫn [[vương quốc Đông Ninh|trung thành với nhà Minh]] tại Đài Loan dưới quyền lãnh đạo của [[Trịnh Thành Công]]. Tuy nhiên, những người tị nạn này đã không ở lại Phúc Kiến mà sau đó lại di cư đến các khu vực thịnh vượng ở [[Quảng Đông]]. Năm 1689, triều đình nhà Thanh sau khi thu phục được Đài Loan đã chính thức hợp nhất hòn đảo này vào Phúc Kiến. Sau đó, người Hán bắt đầu di cư với số lượng lớn ra Đài Loan, và phần lớn cư dân Đài Loan hiện nay có nguồn gốc từ những người nhập cư đến từ miền Nam Phúc Kiến. Sau khi Đài Loan trở thành một tỉnh riêng vào năm 1885 và rồi bị nhượng cho Nhật Bản vào năm 1895, Phúc Kiến vẫn duy trì nguyên trạng cho đến nay. Phúc Kiến chịu ảnh hưởng đáng kể của Nhật Bản sau khi ký kết [[Hiệp ước Shimonoseki]] năm 1895 cho đến [[Chiến tranh Trung-Nhật]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]].
 
Sau [[Cách mạng Tân Hợi]], tỉnh Phúc Kiến nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền [[lịch sử Trung Hoa Dân Quốc|Trung Hoa Dân Quốc]]. Năm 1933, [[lộ quân 19]] tiến hành binh biến và lập nên [[Cộng hòa Trung Hoa|Trung Hoa Cộng hòa quốc]], đặt thủ đô tại [[Phúc Châu]]. Nước cộng hòa này chỉ tồn tại trong 55 ngày từ 22 tháng 11 năm 1933 đến 13 tháng 1 năm 1934. Sau [[Nội chiến Trung Quốc]], Phúc Kiến thuộc quyền kiểm soát của [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], riêng quần đảo [[Kim Môn]] và [[quần đảo Mã Tổ|Mã Tổ]] do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan chiếm giữ, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cũng thành lập nên [[tỉnh Phúc Kiến (Trung Hoa Dân Quốc)|tỉnh Phúc Kiến]], song bộ máy chính quyền cấp tỉnh này hiện nay không hoạt động trên thực tế. [[Eo biển Đài Loan]] đã từng xảy ra ba cuộc khủng hoảng giữa hai bên vào các năm [[Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất|1954-1955]], [[Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai|1958]] và [[Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất|1995–1996]].
Dòng 94:
Mân Bắc chỉ khu vực thượng du Mân Giang ở bắc bộ Phúc Kiến, phía đông nam của đoạn bắc [[dãy núi Vũ Di]] và phía tây bắc của [[dãy núi Đái Vân]] (戴云山脉). Về mặt hành chính, Mân Bắc bao gồm [[Nam Bình (thành phố)|Nam Bình]] và một bộ phận của [[Tam Minh]]. Mân Bắc giáp với Ninh Đức ở phía đông, giáp với [[Thượng Nhiêu]] và [[Ưng Đàm]] của tỉnh [[Giang Tây]] ở phía tây, phía nam đan xen vào Tam Minh, phía bắc giáp với [[Lệ Thủy, Chiết Giang|Lệ Thủy]] của tỉnh [[Chiết Giang]]. Người dân Mân Bắc nói [[tiếng Mân Bắc]].
 
Mân Tây thời cổ dùng để chỉ các châu quận ở cực tây của Phúc Kiến là [[Đinh châu]] (汀州), ngoại trừ khu thành Long Nham và bên ngoài Chương Bình, là nơi cư trú của [[người She|người Xa]], và là một trong tứ châu Khách Gia. Mân Tây là quê hương của nhiều người Khách Gia tại Đài Loan, Đông Nam Á và Tứ Xuyên. Hiện nay, Mân Tây dùng để chỉ [[Long Nham]]. [[Thổ lâu Phúc Kiến]] là một [[Di sản thế giới|di sản văn hóa thế giới]].
 
== Các đơn vị hành chính ==
Dòng 106:
! Tên
! Thủ phủ
! [[Chữ Hán|Hán tự]]<br>[[Bính âm Hán ngữ|Bính âm]]
! Dân số ([[Tổng điều tra nhân khẩu lần thứ 6 (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)|2010]])
! Diện tích<br />(km²)
Dòng 180:
|}
 
9 đơn vị hành chính cấp địa khu này được chia thành 85 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 26 [[thịkhu hạt(Trung khuQuốc)|quận]], 14 thị xã (''[[huyện cấp thị]]''), và 45 [[huyện (Trung Quốc)|huyện]]. Các đơn vị hành chính cấp huyện này lại được nhỏ thành 1107 đơn vị hành chính cấp [[hương (Trung Quốc)|hương]], gồm 605 thị trấn (''[[trấn (Trung Quốc)|trấn]]''), 328 [[hương (Trung Quốc)|hương]], 18 [[các khu vực tự trị tại Trung Quốc|hương dân tộc]], và 156 ''[[nhai đạo biện sự xứ|nhai đạo]]''.
 
Huyện [[Kim Môn]] về mặt danh nghĩa là do thành phố [[Tuyền Châu]] quản lý, nhưng thực tế lại do [[Trung Hoa Dân Quốc]] trên đảo [[Đài Loan]] quản lý. Huyện [[Liên Giang]], thuộc thành phố Phúc Châu của CHND Trung Hoa, trên danh nghĩa quản lý [[Quần đảo Mã Tổ]], nhưng thực tế Mã Tổ lại do [[Trung Hoa Dân Quốc]] quản lý, với tên gọi là huyện Liên Giang. Nhóm đảo [[Ô Khâu, Kim Môn|Ô Khâu]] trên danh nghĩa thuộc quyền quản lý của khu [[Tú Tự]] thuộc thành phố [[Phủ Điền]] của CHND Trung Hoa song trên thực tế do huyện Kim Môn của Trung Hoa Dân Quốc quản lý.
 
==Nhân khẩu==
=== Dân tộc ===
[[Người Hán]] chiếm 98% cư dân Phúc Kiến, tuy nhiên cư dân người Hán tại Phúc Kiến lại có tính đa nguyên cao về ngôn ngữ và văn hóa. [[người Mân]] (người nói tiếng Mân) là nhóm Hán lớn nhất tại Phúc Kiến, tiếp theo là [[người Khách Gia]], [[người Triều Châu]]. Người Khách Gia sinh sống ở phần tây nam của Phúc Kiến. Người Huệ An, một nhánh người Hán có văn hóa và các tập tục khác biệt, sinh sống tại bờ biển đông nam Phúc Kiến gần trấn [[Sùng Vũ, Huệ An|Sùng Vũ]] (崇武镇) tại huyện [[Huệ An]]. [[Người She|người Xa]] sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía bắc Phúc Kiến, chiếm 60% tổng số người Xa tại Trung Quốc, họ là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Phúc Kiến.
 
Năm 2009, tỉnh Phúc Kiến có tổng cộng 11 [[các khu vực tự trị tại Trung Quốc|hương dân tộc]], trong đó có 18 hương dân tộc Xa và 1 hương dân tộc Hồi, có 562 thôn dân tộc.<ref>{{chú thích web|author=吴新榕|title=2009年福建民族乡村经济社会发展情况分析|url=http://www.stats-fj.gov.cn/fxwz/tjfx/0201009020028.htm|publisher=福建省统计局|accessdate=2010-08-13}}</ref>
 
Phúc Kiến là quê hương của nhiều [[Hoa kiều]] hải ngoại, đặc biệt là ở [[Đông Nam Á]]. Hậu duệ của những người di cư từ Phúc Kiến chiếm đa số trong cộng đồng người Hán tại Đài Loan và [[Singapore]]. Tại [[Hồng Kông]], theo ước tính có khoảng 1,2 triệu người Phúc Kiến, riêng người gốc Tuyền Châu là 700.000 người. Người gốc Phúc Kiến cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong cộng đồng người Hán tại [[Malaysia]], [[Indonesia]], [[Brunei]] và [[Philippines]]. Từ năm 1970 trở đi, [[Phúc Thanh]] và [[Trường Lạc, Phúc Châu]] có nhiều người di cư đến [[Hoa Kỳ]], [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]], [[Nhật Bản]] và [[Nam Mỹ]].
 
=== Ngôn ngữ ===
Dòng 198:
[[Hình:Gulangyu xiamen skyline 2011 12.jpg|thumbnail|[[Hạ Môn]], thành phố cấp phó tỉnh duy nhất tại Phúc Kiến.]]
 
Trước năm 1978, do nằm đối diện với Đài Loan, Phúc Kiến được xem là sẽ trở thành tiền tuyến trong một cuộc chiến tranh tiềm tàng giữa hai bờ eo biển. Vì thế, tỉnh không được chính phủ Trung ương Trung Quốc đầu tư nhiều và kinh tế chậm phát triển hơn so với phần còn lại của đất nước. Từ sau cải cách mở cửa năm 1978, Phúc Kiến đã nhận được nguồn đầu tư đáng kể của Hoa kiều gốc Phúc Kiến tại hải ngoại, từ Đài Loan và đầu tư ngoại quốc. Ngày nay, mặc dù là một trong các tỉnh giàu có của Trung Quốc, song GDP bình quân đầu người của Phúc Kiến vẫn đứng thấp nhất trong số các đơn vị hành chính ven biển phía đông của Trung Quốc.<ref name="chinadaily.com.cn">{{chú thích web|url=http://www.chinadaily.com.cn/bizchina/2008-12/19/content_7323066.htm |title=Fujian GDP expected to hit 1 trillion yuan |work=China Daily |date=December 19, 2008 |accessdate=May 7, 2012}}</ref> Theo các số liệu sơ bộ, tổng GDP của Phúc Kiến năm 2010 đạt 1,4 nghìn tỉ NDT, tăng 13,8% so với năm trước, GDP bình quân đầu người đạt 39.432 NDT, tăng 13% so với năm trước, trong đó tỉ lệ ba khu vực [[Khu vực một của nền kinh tế|một]], [[Khu vực hai của nền kinh tế|hai]] và [[Khudịch vực ba của nền kinh tếvụ|ba]] của nền kinh tế lần lượt là 9,5%-51,3%-39,2%.<ref>[http://www.stats-fj.gov.cn/tjts/tjgb/0201102230012.htm 2010年福建省国民经济和社会发展统计公报]</ref>
 
Hạ Môn, Phúc Châu và Tuyền Châu là những nơi kinh tế phát triển hơn cả tại Phúc Kiến. Tại vùng ven biển, các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp nhẹ, điện tử, thực phẩm, thủy sản, chế biến thực phẩm; còn tại vùng nội địa, các ngành công nghiệp chủ đạo là nguyên liệu thô, dệt may, gỗ, hóa chất. Phúc Kiến có các nhà máy chế biến [[trà]], cùng các nhà máy sản xuất trang phục và đồ thể thao của các hãng lớn như [[Anta]], [[361 Degrees]], [[Xtep]], [[Peak Sport Products]] và [[Septwolves]]. Nhiều hãng nước ngoài cũng có các hoạt động Phúc Kiến như Boeing, Dell, GE, Kodak, Nokia, Siemens, Swire, TDK và Panasonic.<ref>{{chú thích web|title=Market Profiles on Chinese Cities and Provinces|url=http://info.hktdc.com/mktprof/china/mpfuj.htm|publisher=Hong Kong Trade Development Council|accessdate=2012-11-3}}</ref>
Dòng 330:
|[[Bắc Kinh]]
|-
|{{flagicon|Nam Phi}} [[KwaZulu-Natal]] ([[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]])
|13/12/2006
|Phúc Châu