Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phương thức sản xuất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Phương thức sản xuất''' ([[tiếng Đức]]: ''Produktionsweise'') là một khái niệm trong học thuyết [[chủ nghĩa duy vật lịch sử|duy vật lịch sử]] của [[chủ nghĩa Marx]]. Nó có nghĩa nôm na là "cách thức của sản xuất". Theo [[Karl Marx]], nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
*[[Lực lượng sản xuất]]: bao gồm [[lực lượng lao động]], [[công cụ]] và [[thiết bị]] lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
*[[Quan hệ sản xuất]] bao gồm các [[quan hệ sở hữu]], các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội.
Dòng 12:
Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau. Cụ thể là:
#Phương thức sản xuất [[cộng sản nguyên thủy]]: Xã hội loài người được tổ chức trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội. Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai cấp thống trị. Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi là xã hội không giai cấp. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này.
#[[Phương thức sản xuất châu Á]]: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở [[Trung Quốc]], [[Ấn Độ]], [[Ơ-phrát]] và lưu vực [[sông Nin]] (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ châu Á). Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó. Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như [[kim tự tháp]] ở Ai Cập, [[đền|đền thờ]] ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và [[Iran|Ba Tư]], nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay [[Vạn Lý Trường Thành|Vạn lý trường thành]] ở Trung Quốc). Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột. Dạng sở hữu chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng. Tầng lớp cai trị của xã hội này nói chung là tầng lớp [[quý tộc]] bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất. Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội.
#Phương thức sản xuất [[Người Slav|Slavơ]]: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưng khác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loài người. Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân của thánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽ bào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình. Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này. Các lực lượng sản xuất của phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tích cực gia súc trong nông nghiệp làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầu phát triển.
#Phương thức sản xuất [[phong kiến]]:
#Phương thức sản xuất [[tư bản]]:
#Phương thức sản xuất [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]]:
#Phương thức sản xuất [[chủ nghĩa cộng sản|cộng sản]]:
==Xem thêm==
*[[Duy vật biện chứng]]
*[[Chủ nghĩa duy vật lịch sử|Duy vật lịch sử]]
*[[Chủ nghĩa Marx]]
*[[Karl Marx]]