Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quỹ đạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 70 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q4130 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
Trong [[vật lý học|vật lý]], '''quỹ đạo''' là đường được vạch ra bởi một vật thể [[chuyển động]]. Khi chuyển động, vật thể có thể chịu ảnh hưởng các [[lực]] tác động hoặc không. Quỹ đạo được nghiên cứu nhiều trong [[cơ học thiên thể]] là quỹ đạo của vật chuyển động dưới ảnh hưởng của [[tương tác hấp dẫn|trọng lực]], một [[lực hướng tâm]]. Quỹ đạo của [[đạn]] trong [[kỹ thuật quân sự]] còn được gọi là '''đạn đạo'''.
 
== Quỹ đạo trong thiên văn học ==
 
Trong [[thiên văn học]], [[Johannes Kepler]] có ba định luật về hành tinh và chuyển động của chúng.
* [[Những định luật của Kepler về chuyển động thiên thể|Định luật Kepler]] I hay còn gọi là định luật về quỹ đạo chuyển động của các hành tinh với nội dung: ''Mọi hành tinh đều chuyển động với quỹ đạo hình [[elíp|elip]] quanh [[Mặt Trời]], trong đó Mặt Trời nằm tại một [[tiêu điểm]]''. Các hành tinh chuyển động với quỹ đạo nhờ [[tương tác hấp dẫn|lực hấp dẫn]] của Mặt Trời.
 
* Định luật Kepler II hay định luật về tốc độ diện tích quét: ''Trong chuyển động của một [[hành tinh]], [[vectơ]] bán kính từ [[Mặt Trời]] đến hành tinh quét những [[diện tích]] bằng nhau trong những khoảng [[thời]] gian bằng nhau''.
 
* Định luật kepler III hay định luật về chu kì chuyển động: ''Đối với các hành tinh khác nhau, bình phương [[chu kỳ|chu kì]] quay của mỗi hành tinh luôn [[tỉ lệ]] với luỹ thừa bậc 3 của bán trục lớn (quỹ đạo) của hành tinh đó và bằng một [[hằng số]]''. Định luật này được biểu diễn bằng công thức:
<math> c= \frac{I^2}{a^3}</math>, trong đó I là chu kì quay của hành tinh, a là [[bán trục lớn]] của quỹ đạo chuyển động, c là hằng số.
{{Commonscat|Orbits}}