Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ Địch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
Khi đó nhà Tây Tấn suy yếu vì [[loạn bát vương]]. Tổ Địch là người có tài nên rất được các vương thất nhà Tấn tranh thủ dùng làm tướng. Ông lần lượt phục vụ dưới quyền các tông thất Tề vương Tư Mã Quýnh và Trường Sa vương Tư Mã Nghĩa. Sau khi hai vương này bị giết, các tông thất như Phạm Dương vương Tư Mã Hổ, Cao Mật vương Tư Mã Lược, Bình Xương công Tư Mã Mạc có thư mời Tổ Địch nhưng ông đều từ chối. Đông Hải vương Tư Mã Việt là người thắng thế trong loạn bát vương cũng mời ông làm Điển binh tham quân, Thái thú Tế Âm, nhưng ông thác cớ đang chịu tang mẹ nên cũng từ chối.
 
Sau loạn bát vương, nhà [[Tây Tấn]] suy yếu nghiêm trọng. Từ năm 304, các tộc [[Ngũ Hồ thập lục quốc|Ngũ Hồ]] thừa cơ tràn xuống lấn chiếm. Các gia tộc người Hán phải chạy về Giang Nam lánh nạn. Tổ Địch đưa hơn 100 gia đình trong họ tộc mình đi lánh ở Hoài Tứ (nay<ref>Nay là vùng Từ Hoài, Giang Tô)</ref>. Trên đường đi, ông nhường hết ngựa cho người già yếu cưỡi; lại tiếp tế lương thực và thuốc cho mọi người. Vì vậy mọi người rất kính trọng Tổ Địch.
 
Đi đến Tứ Khẩu<ref>Nay là Từ Châu, [[Giang Tô]]</ref>, Lang Nha vương Tư Mã Tuấn bổ nhiệm ông làm thứ sử Từ châu, rồi chuyển làm quân tư tế tửu. Tổ Địch quyết ý định cư ở Kinh Khẩu.