Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Quang Toản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 2 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1033974 Addbot
Dòng 49:
{{Chính|Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1789-1802}}
 
Năm 1793, đại quân của Nguyễn Ánh từ Gia Định kéo ra đánh vua Thái Đức ([[Nguyễn Nhạc]]) ở thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc sai người đến chỗ Cảnh Thịnh xin cứu viện. Cảnh Thịnh cho đô đốc [[Trần Quang Diệu]] làm đạiĐại tổngTổng quản, [[Phạm Công Hưng]], [[Nguyễn Văn Huấn]] đem quân cứu Nguyễn Nhạc. Quân của Nguyễn Ánh rút về. Các tướng của vua Quang Toản chiếm luôn thành trì của vua Thái Đức. Tháng 8 năm này, vua Thái Đức uất hận mà qua đời, con cả là Nguyễn Bảo lên nối ngôi bị các tướng của Cảnh Thịnh chia quân giữ thành và an trí ra huyện Phù Ly. Nhà Tây Sơn nhánh Nguyễn Nhạc chấm dứt từ đó.
 
Năm 1794, Cảnh Thịnh sai Bùi Đắc Trụ làm tán nghị, vào Quy Nhơn cùng với Quang Thiệu trấn giữ thành và lấy Quang Diệu làm thống suất, lĩnh đại quân tiến đánh thành Nha Trang. Bảy tướng từ [[Lê Văn Trung]] trở xuống đều được gia phong làm quận công quản binh và nghe theo lệnh chỉ huy của Quang Diệu. Diệu tiến sát thành [[Nha Trang]], mà quân tuần tiễu thì đã đến địa phận [[Bình Thuận]]. Quân nhà Nguyễn hết sức chống giữ khiến Diệu không thể thắng nổi. Giai đoạn này, quân Tây Sơn luôn luôn tấn công miền Nam đã thuộc quyền Nguyễn Ánh, quân hai bên chống chọi với nhau đến hàng năm.
 
Năm 1795, các tướng Tây Sơn lại lục đục. [[Vũ Văn Dũng]] giết [[Bùi Đắc Tuyên]] và lừa giết [[Ngô Văn Sở]]. Trần Quang Diệu cũng bị nghi ngờ nên rút quân về. Hai tướng Quang Diệu và Văn Dũng giảng hoà
 
Sau đó Lê Chất làm phản theo Nguyễn Ánh, đem quân đánh nhau với tướng Tây Sơn là Mân (Mân Thành hầu Lê Văn Ứng?). Quân của Mân thua trận, Mân phải chạy vào núi rừng mà trốn; quân, voi, khí giới đều bị Chất thu sạch. Vua Quang Toản nghe tin, lại sai đạiĐại tư đồ Vũ Tuấn (Đại Đô đốc Trần Danh Tuấn?) dẫn binh tới trấn, chiêu tập tàn quân để đóng giữ.
 
Năm [[1800]], quân Nguyễn Ánh vượt biển ra đánh, Thiếu Tuấnúy [[Trương Tấn Thúy]], Binh bộ Thượng thư [[Nguyễn Đại Phác]], Tổng quản [[Lê Văn Thanh]] không chống nổi, dâng thành xin hàng. Chúa Nguyễn đổi thành Quy Nhơn làm trấn [[Bình Định]], sai [[Võ Tánh]] đem quân đóng giữ. Cảnh Thịnh sai [[Trần Quang Diệu]] và [[Vũ Văn Dũng]] đem quân thủy, bộ vây đánh thành này. Năm [[1801]], thủy quân Tây Sơn bị quân Nguyễn Ánh đánh bại, tàu lớn và chiến thuyền đều bị thiêu hủy. Vũ Văn Dũng lên bộ, hợp quân với Trần Quang Diệu tiếp tục vây Quy Nhơn.
 
Ngày 3 tháng 5 âm lịch năm 1801, nhận thấy quân tinh nhuệ của Tây Sơn đều ở cả Quy Nhơn mà lực lượng ở [[Huế|Phú Xuân]] (Huế) thì rất yếu ớt, Nguyễn Ánh đốc suất toàn bộ thuỷ quân và trên 1.000 chiến thuyền, thuận theo gió nam vượt biển ra phía bắc, đánh thẳng vào cửa Thuận An. Quân Tây Sơn địch không nổi và tan vỡ. Cảnh Thịnh đốc hết tướng sĩ, tự mình cầm quân tới đánh nhau với quân Nguyễn. Gần trưa, quân Tây Sơn đại bại, vỡ chạy tan tác. Quân chúa Nguyễn chiếm lại đô thành.
Dòng 67:
Cùng thời gian này, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng mới hạ được thành Quy Nhơn. Sau khi đã hạ thành, Diệu liền đem quân về đánh Phú Xuân. Khi Diệu đem quân ra khỏi địa giới Quy Nhơn thì bị tướng của nhà Nguyễn là Đắc Lộc hầu chặn lại. Quân của Trần Quang Diệu đánh phá nửa ngày nhưng không thể hạ được, với vô số người chết và bị thương. Diệu đành đem quân theo đường núi vào [[Lào|Ai Lao]], định ra Nghệ An. Được tin,[[Gia Long|Nguyễn Ánhl]]ập tức cắt đặt các tướng, thống lĩnh các đạo quân thuỷ bộ, hẹn ngày kéo ra Bắc.
 
Ngày 28 tháng 5, thuỷ quân của nhà Nguyễn tới cửa biển Đan Nhai thuộc Nghệ An, tiến đánh và phá được đồn Quần Mộc. Quân bộ cũng tiến đến phía nam sông Thanh Long rồi vượt sang bờ phía Bắc. Hai mặt thuỷ bộ đều tiến công, quân Tây Sơn bỏ chạy tán loạn. Quân nhà Nguyễn bèn xông lên cướp kho thóc Kỳ Lân. Trấn thủ của nhà Tây Sơn là [[Nguyễn Văn Thận]] cùng với hiệp trấn [[Nguyễn Triêm]], thống lĩnh Nguyễn Văn Đại, thiếu uý Đặng Văn Đằng bỏ thành chạy ra miền Bắc. Đến đồn Tiên Lý, Nguyễn Triêm tự thắt cổ; còn Nguyễn Văn Thận chạy ra trấn Thanh Hoa. Quân nhà Nguyễn lấy được thành [[Nghệ An]].
 
Trần Quang Diệu ở [[Quỳ Hợp]] xuống đến địa phận [[Hương Sơn]] thì nghe tin Nghệ An đã thất thủ, bèn đến Thanh Chương, qua sông Thanh Long chạy ra trấn Thanh Hoa. Tướng sĩ đi theo Diệu dần dần tản mát mỗi người một nơi. Quân nhà Nguyễn đuổi theo, bắt sống được Diệu.
 
Tháng 6, quân nhà Nguyễn tiến đánh thành Thanh Hoa. Em vua Quang Toản là đốc trấn Quang Bàn cùng Nguyễn Văn Thận, Đặng Văn Đằng đều đầu hàng.
 
Ngày 18, Nguyễn Ánh tiến ra Thăng Long, quân Tây Sơn hoàn toàn tan vỡ. Nguyễn Quang Toản bỏ thành cùng với em là Nguyễn Quang Thùy và đô đốc Tú qua [[sông Hồng|sông Nhĩ Hà]] chạy về hướng bắc. Sau đó, Quang Thùy và vợ chồng Tú đều tự thắt cổ. Còn vua cùng các bề tôi đều bị thổ hào [[Bắc Ninh|Kinh Bắc]] bắt được đóng cũi giao nộp cho Nguyễn Ánh. Quan lại của nhà Tây Sơn ở các trấn hoặc trốn, hoặc hàng, không ai dám chống lại.