Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Roy Orbison”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist| → {{Tham khảo| (2)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 12:
| death_cause = [[Nhồi máu cơ tim]]
| instrument = Hát, guitar, harmonica
| genre = [[Rock and roll|Rock & roll]], [[rockabilly]], [[nhạc đồng quê]]
| occupation = Nhạc sĩ, ca sĩ
| years_active = 1953–1988
Dòng 20:
| notable_instruments = [[Gibson ES-335]]<br/>[[Fender Stratocaster]]
}}
'''Roy Kelton Orbison''' (sinh ngày [[23 tháng 4]] năm [[1936]], mất ngày [[6 tháng 12]] năm [[1988]]) là một ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, được biết tới nhiều nhất qua chất giọng ấm đặc biệt cùng với đó là những sáng tác vô cùng cầu kỳ và một chất nhạc ballad đầy bi quan. Orbison sinh ra ở [[Texas]] và tham gia vào một ban nhạc chơi [[rockabilly]]/[[nhạc đồng quê|đồng quê]] ở trường trung học để rồi sau đó được hãng [[Sun Records]] ở [[Memphis, Texas|Memphis]] ký hợp đồng. Những thành công lớn nhất tới với ông khi ông chuyển qua hợp tác với [[Monument Records]] từ năm 1960-1964 với 20 ca khúc nằm trong Top 40 của ''[[Billboard]]'', trong đó có những tuyệt phẩm như "[[Only the Lonely]]", "[[Crying (bài hát của Roy Orbison)|Crying]]", và nhất là "[[Oh, Pretty Woman]]". Sự nghiệp của Orbison có những nốt trầm trong thập niên 70, song rất nhiều bản hát lại, điển hình là ca khúc "[[In Dreams]]" trong bộ phim ''[[Blue Velvet]]'' của [[David Lynch]] đã đưa ông trở lại vào những năm 80. Năm [[1988]], ông tham gia vào [[siêu nhóm nhạc|siêu ban nhạc]] [[Traveling Wilburys]] cùng [[George Harrison]], [[Bob Dylan]], [[Jeff Lynne]] và [[Tom Petty]] và ra mắt 1 album tương đối thành công. Orbison đột ngột qua đời vào tháng 12 cùng năm sau một cơn đau tim, ngay khi đang ở đỉnh cao của con đường trở lại với công chúng. Cuộc đời ông là một chuỗi những bi kịch, với việc người vợ đầu tiên cũng như 2 người con trai lớn nhất của ông đều qua đời bởi những vụ tai nạn khác nhau.
 
'''Roy Orbison''' vốn có giọng [[baritone]], nhưng những người từng tiếp xúc với ông cho rằng ông có tận 3-4 quãng tám<ref>O'Grady, Terence J. (February 2000). [http://www.anb.org/articles/18/18-02294.html; "Orbison, Roy"], American National Biography Online. Retrieved on May 20, 2009</ref>. Sự kết hợp giữa chất giọng của ông cùng với những giai điệu phức tạp đã khiến người hâm mộ gọi ông là "[[Enrico Caruso|Caruso]] của nhạc Rock"<ref name="amburn97">Amburn, p. 97.</ref><ref group=note>Việc so sánh giọng của Orbison với giọng opera đều đã từng được [[Bob Dylan]], [[Tom Waits]], và [[Will Jennings]] trình bày. (Lehman, p. 21.)</ref>. [[Elvis Presley]] và [[Bono]] đều cho rằng giọng của ông là chất giọng đặc biệt và xuất sắc nhất mà họ từng biết. Trong khi hầu hết những ngôi sao của nhạc [[rock and roll|rock 'n' roll]] thập niên 50 và 60 đều cố gắng thể hiện sự nam tính của mình thì Orbison thường chìm đắm giai điệu trong sự ẩn dật, thất vọng. Ông cũng được biết đến khi nhiều lúc đứng yên và riêng rẽ trong khi trình diễn, mặc quần áo màu đen và kính râm để tạo nên một cung cách bí ẩn cho tính cách của mình.
 
Năm [[1987]], Orbison có tên trong [[Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll]] qua lời dẫn của một người hâm mộ lâu năm, [[Bruce Springsteen]]. Cùng năm ông cũng có tên trong Đại sảnh Danh vọng của các nhạc sĩ Nashville và Đại sảnh Danh vọng của các nhạc sĩ 2 năm sau đó. Tạp chí ''[[Rolling Stone]]'' xếp ông ở vị trí số 37 trong danh sách ''100 nghệ sĩ vĩ đại nhất'' và thứ 13 trong danh sách ''100 Ca sĩ vĩ đại nhất''<ref>[http://www.rollingstone.com/music/lists/100-greatest-singers-of-all-time-19691231 100 Greatest Singers of All Time: Roy Orbison], Rolling Stone website (2009). Retrieved on October 3, 2011.</ref>. Năm [[2002]], tạp chí ''[[Billboard]]'' xếp ông ở vị trí số 74 trong danh sách ''600 nghệ sĩ thu âm vĩ đại nhất''<ref name="whitburn524">Whitburn (2002), p. 524.</ref>.