Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 66 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q46913 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB
Dòng 45:
Theo [[Sử ký Tư Mã Thiên|Sử ký]], khi [[Chu Công Đán]] phụ chính [[Chu Thành Vương]], có một chư hầu là nước Đường nổi loạn, Chu công Đán mang quân tiêu diệt. Sau đó, Chu Thành Vương bèn chính thức phong cho Cơ Ngu làm vua chư hầu nước Đường, gọi là [[Đường Thúc Ngu]]. Đất Đường ở khu vực phía đông [[Hoàng Hà]] và [[sông Phần|Phần Hà]], sau này nước Đường đổi tên thành [[nước Tấn]]. Thời kỳ đầu [[Tây Chu]], lãnh thổ của [[nước Ân]] bao gồm một phần đông nam bộ tỉnh Sơn Tây ngày nay; [[Hàn (nước Tây Chu)|nước Hàn]] tập trung quanh khu vực Hàn Thành thuộc tỉnh Thiểm Tây và [[Hà Tân, Vận Thành|Hà Tân]] thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay.
[[Tập tin:春秋诸侯分布图(晋国).png|nhỏ|trái|Bản đồ [[nước Tấn]] (晋) thời [[Xuân Thu]], phần lớn lãnh thổ thuộc Sơn Tây ngày nay]]
Năm 805 TCN, [[Tấn Mục hầu]] nghe lệnh [[Chu Tuyên vương]], đem quân đánh [[Tây Nhung|tộc Nhung]], năm 802 TCN, ông đánh thắng đất Thiên Mẫu. Thời Xuân Thu, đại bộ phận tỉnh Sơn Tây thuộc về nước Tấn. Đến thời [[Tấn Văn công]], nước Tấn xưng bá [[Trung Nguyên]]. Các kinh đô của Tấn trước sau đều nằm trên địa phận Sơn Tây: Đường (sau gọi là Tấn)<ref group="chú"> nay thuộc địa cấp thị [[Thái Nguyên, Sơn Tây|Thái Nguyên]], [[Sơn Tây, Trung Quốc|Sơn Tây]])</ref>, Khúc Ốc <ref group="chú">nay thuộc huyện [[Khúc Ốc]], Sơn Tây</ref>, Giáng (còn gọi là Dực)<ref group="chú">nay thuộc đông nam huyện [[Dực Thành]], Sơn Tây</ref>, Tân Giáng (nguyên gọi là Tân Điền)<ref group="chú">nay thuộc huyện cấp thị [[Hầu Mã]], Sơn Tây</ref> Đầu thời Đông Chu, hai chi trưởng – thứ nước Tấn tại đất Dực và đất Khúc Ốc đã nổ ra chiến tranh giành ngôi vị quân chủ. Chiến tranh kéo dài gần 100 năm, trải qua 4 thế hệ mới kết thúc bằng thắng lợi của chi thứ Khúc Ốc với kết quả 5 vua Tấn ngành trưởng bị giết. Các [[lục khanh|khanh tộc]] tại nước Tấn về sau tiến hành tranh chấp quyền lực với nhau, lấn át cả vua Tấn. Năm 453 TCN, trong [[trận Tấn Dương]], ba nhà Triệu, Hàn, Ngụy hợp binh đánh bại quân họ Trí, ba nhà này sau đó cùng chia đất của họ Trí và nắm quyền nước Tấn. Nước Tấn sau đó hình thành cục diện bị chia ba, đến năm 403 TCN thì nước Tấn diệt vong, đây cũng là mốc thời gian mà nhiều học giả nhận định là khởi đầu thời kỳ [[Chiến Quốc]], cũng vì nguyên do này mà Sơn Tây còn được gọi là "Tam Tấn".
 
Thời [[Chiến Quốc]], [[nước Triệu]] đặt kinh đô tại Tấn Dương<ref group="chú">nay thuộc Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây</ref>, [[nước Hàn]] đặt kinh đô tại Bình Dương<ref group="chú">nay thuộc địa cấp thị Lân Phần, tỉnh Sơn Tây</ref>, [[nước Ngụy]] trong thời gian 403 TCN-361 TCN đặt đô thành tại An Ấp<ref group="chú">nay thuộc tây bắc [[Hạ (huyện)|huyện Hạ]], tỉnh Thiểm Tây</ref> Sau trung kỳ Chiến Quốc, kinh đô của Triệu và Ngụy phân biệt di dời đến địa phận Hà Bắc và Hà Nam ngày nay.
Dòng 97:
[[Tập tin:Hukou Waterfall.jpg|nhỏ|phải|[[Thác Hồ Khẩu]] trên [[Hoàng Hà]], thuộc ranh giới giữa [[Nghi Xuyên]] (Thiểm Tây) và [[Cát (huyện)|Cát]] (Sơn Tây)]]
[[Tập tin:Wutai Shan temple grounds.jpg|nhỏ|phải|[[Ngũ Đài Sơn]], nơi có đỉnh cao nhất Hoa Bắc, đồng thời là một thánh địa của Phật giáo Trung Quốc]]
Sơn Tây nằm ở trung bộ lưu vực [[Hoàng Hà]], ở phía tây của [[Thái Hành Sơn]], có tọa độ giới hạn từ 34°34′-40°43′ vĩ Bắc và 110°14′—114°33′ kinh Đông. Lãnh thổ Sơn Tây có hình bình hành kéo dài từ đông bắc đến tây nam, với diện tích là khoảng 156.700 &nbsp;km², chiếm 1,6% tổng diện tích Trung Quốc, dài khoảng 682 &nbsp;km theo chiều bắc-nam, rộng khoảng 385 &nbsp;km theo chiều đông-tây. Thái Hành Sơn ngăn cách Sơn Tây với [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]] ở phía đông; ở phía tây thì [[Hoàng Hà]] ngăn cách Sơn Tây với Thiểm Tây; nam và đông nam của Sơn Tây là [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]; phía bắc Sơn Tây là khu tự trị [[Nội Mông]].
 
Địa thế điển hình của Sơn Tây là lớp đất [[hoàng thổ]] bao trùm các cao nguyên sơn địa, bị giới hạn bởi Ngũ Đài Sơn và [[Hằng Sơn]] ở phía bắc, [[Thái Hành Sơn]] ở phía đông, [[Lã Lương Sơn]] ở phía tây. Địa thế của Sơn Tây nói chung là cao ở đông bắc, thấp ở tây nam. Vùng cao nguyên trong tỉnh nhấp nhô chứ không bằng phẳng, có các thung lũng sông dọc ngang. Địa mạo của Sơn Tây phức tạp và đa dạng: núi non, gò đồi, đài địa, bình nguyên, nhìn chung là núi nhiều sông ít, trong đó vùng núi non và gò đồi chiếm 80,1% diện tích của tỉnh, vùng đồng bằng và thung lũng sông chiếm 19,9% diện tích của tỉnh.<ref name=stg>{{chú thích web|title=山西|url=http://www.gov.cn/test/2012-04/06/content_2107687.htm|publisher=中央政府门户网站|accessdate=2013-01-27}}</ref> Phần lớn Thiểm Tây có [[cao độ]] trên 1.500 mét so với mực nước biển, điểm cao nhất là đỉnh chính Hiệp Đầu của [[Ngũ Đài sơn|Ngũ Đài Sơn]] với cao độ 3061,1 mét trên mực nước biển, cũng là đỉnh cao nhất vùng [[Hoa Bắc]]. Bồn địa thung lũng lớn nhất Sơn Tây là [[bồn địa Thái Nguyên]] kéo dài 160 &nbsp;km. Ở phía bắc Thái Nguyên có ba bồn địa riêng biệt, chúng đều là các khu vực canh tác, bồn địa Đại Đồng nằm xa hơn về phía bắc.
 
Sơn Tây có trên 1.000 sông lớn nhỏ, thuộc hai hệ thống sông lớn là [[Hoàng Hà]] và [[Hải Hà (sông)|Hải Hà]]. Trong đó, con sông lớn thứ hai tại Trung Quốc- Hoàng Hà chảy từ bắc xuống nam dọc theo một hẻm núi ở ranh giới phía tây giữa Sơn Tây và Thiểm Tây, ở [[Phong Lăng Độ]] (風陵渡), Hoàng Hà chuyển hướng tây-đông và tạo thành một đoạn ranh giới giữa Sơn Tây và Hà Nam, tổng chiều dài Hoàng Hà tại Sơn Tây là 968 &nbsp;km. Ngoài Hoàng Hà ra, Sơn Tây có 5 sông có diện tích lưu vực trên 10.000 &nbsp;km², có 48 sông có diện tích lưu vực từ 1.000 &nbsp;km² đến 10.000 &nbsp;km², có 397 sông có diện tích lưu vực từ 100 &nbsp;km² đến 1.000 &nbsp;km².<ref name=stg/> [[Sông Phần|Phần Hà]] là sông lớn nhất trong nội bộ Sơn Tây, chảy từ đông bắc xuống tây nam, chiều dài dòng chính là 694 &nbsp;km. Các [[chi lưu]] lớn của Hoàng Hà ở Sơn Tây bao gồm: Phần Hà, [[Thấm Hà]], [[Đan Hà]], [[sông Tốc Thủy|Tốc Thủy Hà]], [[sông Tam Xuyên|Tam Xuyên Hà]]. Các chi lưu lớn của hệ thống Hải Hà trên địa bàn Sơn Tây là: [[sông Tang Can|Tang Can Hà]], [[Sông Hô Đà|Hô Đà Hà]], [[Chương Hà (Sơn Tây)|Trạc Chương Hà]], [[Chương Hà (Sơn Tây)|Thanh Chương Hà]]. Diện tích lưu vực Hoàng Hà tại Sơn Tây là 97.138 &nbsp;km², chiếm 62% diện tích toàn tỉnh; diện tích lưu vực Hải Hà tại Sơn Tây là 59.133 &nbsp;km², chiếm 38% diện tích toàn tỉnh.
 
Ở các dãy núi, thường thấy một vài loại đất nâu nhạt hoặc đất rừng nâu, các [[thảo nguyên]] xuất hiện trên cao độ lớn hơn. Đất [[phù sa]] xuất hiện ở các khu vực trung bộ và nam bộ của Sơn Tây và chủ yếu tạo thành từ đất nâu đá vôi do Phần Hà bồi đắp. Tỉnh Sơn Tây cũng có trầm tích hoàng thổ và đá vôi. Nguồn tài nguyên hữu cơ tự nhiên của Sơn Tây không phải là nhiều, và có độ mặn quá mức.<ref name=eb1>{{chú thích web|author=Baruch Boxer|title=Shanxi|url=http://www.britannica.com/EBchecked/topic/538602/Shanxi|publisher=Encyclopædia Britannica,|accessdate=2013-01-28}}</ref>
Dòng 250:
== Du lịch ==
[[Tập tin:Pingyao marketstreet.jpg|nhỏ|phải|Phố chợ Bình Dao]]
* Thành cổ [[Bình Dao]] là một [[di sản thế giới]] nằm ở huyện cùng tên thuộc Tấn Trung, cách thủ phủ [[Thái Nguyên]] 80km80&nbsp;km. Nơi đây từng là một trung tâm tài chính lớn của Trung Quốc, nổi danh với việc còn bảo tồn được nhiều đặc điểm văn hóa, kiến trúc và lối sống Hán từ thời Minh-Thanh.
* [[Hang đá Vân Cương]], hang đá nhân tạo nông nằm gần Đại Đồng. Có trên 50.000 hình và tượng Phật và Bồ Tát được trạm khắc bên trong các hang động, cao từ 4 &nbsp;cm đến 7 mét và cũng là một [[di sản thế giới]].
* [[Ngũ Đài Sơn]] có điểm cao nhất của Sơn Tây. Nó được biết đến như là nơi cư trú của [[Văn-thù-sư-lợi|Văn Thù]] Bồ Tát, và vì thế cũng là một điểm hành hương Phật giáo lớn, với nhiều chùa và cảnh đẹp tự nhiên. Các điểm đáng chú ý bao gồm các chính điện làm bằng gỗ có niên đại từ thời Đường của [[chùa Nam Thiền]] và [[chùa Phật Quang]], cũng như Đại Bạch tháp tại [[chùa Tháp Viện]] được xây dựng từ thời Minh.
* [[Hằng Sơn]], tại Hồn Nguyên, là một trong "[[Ngũ Lạc]]" của Trung Quốc, và cũng là một địa điểm tâm linh chính của [[Đạo giáo]]. Không xa Hằng Sơn là [[của Huyền Không]] nằm trên vách đá và đã tồn tại trong suốt 1400 bất chấp các trận [[động đất]] đã từng xảy ra trong khu vực.
Dòng 264:
Sơn Tây có các sân bay dân dụng: [[sân bay Vương Thôn Trường Trị]], [[sân bay Vân Cương Đại Đồng]], [[sân bay Kiều Lý Lâm Phần]], [[sân bay Lã Lương]], [[sân bay quốc tế Vũ Túc Thái Nguyên]], [[sân bay Ngũ Đài Sơn]], [[sân bay Quan Công Vận Thành]]. Trong năm 2011, các sân bay dân dụng của Sơn Tây đã khởi hành 76.300 chuyến bay, vận chuyển được 7.260.000 lượt khách và 44.500 tấn hàng hóa. Sân bay quốc tế Vũ Túc Thái Nguyên có 85 đường bay nối đến 54 thành phố.<ref name=stg/>
 
Sơn Tây phụ thuộc nhiều vào vận tải [[đường sắt]], loại hình vận tải này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa công nghiệp và thực phẩm trong và liên tỉnh. Tuyến đường sắt dài nhất của Sơn Tây là [[đường sắt Đồng-Bồ]], chạy từ Đại Đồng ở cực bắc xuống đến [[Phong Lăng Độ]] ở tây nam (giao giới giữa Sơn Tây-Thiểm Tây-Hà Nam). Có nhiều tuyến đường sắt khác chạy ngang qua Sơn Tây, quan trọng nhất là tuyến [[đường sắt Kinh-Bao]], ngoài ra còn có nhiều tuyến nhánh được xây dựng trong thời gian gần đây để kết nối các tuyến đường sắt chính với các điểm công nghiệp và khai mỏ. Năm 2011, tổng lý trình đường sắt hoạt động của Sơn Tây là 3773,7 &nbsp;km.
 
Sơn Tây đã mở rộng các tuyến đường cao tốc, đường dài và đường mọi thời tiết, đặc biệt là tại hay gần các đô thị lớn và các khu khai mỏ, nhiều tuyến đường đóng vai trò là tuyến trung chuyển đến mạng lưới đường sắt. Năm 2011, tổng lý trình công lộ thông xe của Sơn Tây là 135.000 &nbsp;km, trong đó có 4.005 &nbsp;km công lộ cao tốc. Từ Thái Nguyên đến các địa cấp thị khác chỉ mất có ba giờ nếu đi theo đường cao tốc, 82% số huyện/thị/khu có đường cao tốc chạy qua. Năm 2011, hệ thống công lộ của Sơn Tây đã thực hiện vận chuyển 652 triệu tấn hàng hóa và 329 triệu lượt người.<ref name=stg/>
 
Các thuyền đáy bằng nhỏ có thể thông hành trên Phần Hà, xa đến Lâm Phần về phía bắc. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa trên Phần Hà, cũng như đoạn chảy theo hướng bắc-nam của Hoàng Hà, là không đáng kể.