Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Mặt Trời”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: {{Infobox Military Conflict |conflict=Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào bắc Iraq, 2008 |partof=Những hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở bắc Iraq (2007–2008) |image=[[Im...
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 06:08, ngày 1 tháng 3 năm 2008

Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào bắc Iraq, 2008, bí danh Tác Chiến Mặt Trời (tiếng Thổ: Güneş Harekâtı) bởi Lực Lượng Vũ Trang Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu 21 tháng 2, 2008, khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào bắc Iraq để nhắm vào Đảng Lao Ðộng Kurd. Cuộc hành quân trên bộ được theo trước bởi các cuộc không kích của Lực Lượng Không Quân Thổ Nhĩ Kỳ chống lại các lều trại Đảng Lao Ðộng Kurd ở bắc Iraq, khởi đầu 16 tháng 12, 2007.[9] Báo cáo lúc đầu chỉ thị cả ngàn quân đã tham gia tác chiến,[1] trong khi sau đó báo cáo chỉ thị chỉ có vài trăm.[10]

Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào bắc Iraq, 2008
Một phần của Những hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở bắc Iraq (2007–2008)

Bản đồ 3d vùng bắc Iraq
Thời gian21 tháng 2 200829 tháng 2 2008
Địa điểm
Kết quả Không quyết định
Tham chiến
Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Đảng Lao Ðộng Kurd
Chỉ huy và lãnh đạo
Yaşar Büyükanıt
İlker Başbuğ
Aydoğan Babaoğlu
Bekir Kalyoncu
Murat Karayilan
Lực lượng
5,000-10,000 lính[1] 4,000
Thương vong và tổn thất
27 binh sĩ bị giết[2][3]
3 trưởng làng bị giết[4][5]
1 Rắn Hổ Mang AH-1F bắn rơi
237 bị giết (Thổ xác nhận)[6]
3 bị bắt[7][8]
Bản đồ Kurdistan của Iraq

Chuẩn bị

Kể từ Tháng Mười năm ngoái, quân đội Thổ đã đưa hàng chục ngàn binh sĩ đến vùng biên giới với Iraq và đã mở ra một số cuộc không tập vào mục tiêu phiến quân kể từ ngày 16 tháng 12.

Ngoại Trưởng Iraq, ông Hoshyar Zebari, bác bỏ nguồn tin cho rằng có cuộc hành quân lớn của quân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng xác nhận có các cuộc pháo kích và không tập.

Tổng Thống Abdullah Gul của Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo với Tổng Thống Iraq Jalal Talabani về cuộc tấn công này bằng điện thoại vào tối ngày Thứ Năm.

Quân đội Hoa Kỳ ở Iraq cho hay cuộc hành quân của Thổ Nhĩ Kỳ có tính cách giới hạn và nhắm vào mục tiêu rõ rệt là thành phần khủng bố PKK.

Cuộc xâm nhập

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào vùng bắc Iraq để săn lùng thành phần phiến quân người Kurd sau khi các phi cơ phản lực chiến đấu oanh tạc vị trí của phiến quân, theo nguồn tin từ quân đội Thổ hôm Thứ Sáu 22 tháng 2 cho biết.

Nguồn tin này không nói rõ về mức độ lớn lao của cuộc hành quân nhưng một đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ cho hay khoảng 10,000 binh sĩ đã tiến sâu 10 cây số vào vùng tự trị của người thiểu số Kurd trong vùng bắc Iraq.

Ðây là cuộc hành quân bộ binh thứ nhì vào vùng bắc Iraq được quân đội Thổ xác nhận kể từ Tháng Mười năm ngoái khi chính quyền được sự chấp thuận của nghị viện để tấn công vào Iraq hầu tiêu diệt các phiến quân thuộc đảng Lao Ðộng Kurd.

Cuộc hành quân khai diễn vào chiều tối ngày Thứ Năm 21 tháng 2, khi các chiến xa vượt qua lằn ranh biên giới ở trong vùng đồi núi với nhiệt độ Mùa Ðông xuống dưới 0 độ.

Quân đội Thổ nói rằng lực lượng bộ binh tiến vào tiếp theo tám tiếng xạ kích bởi phi cơ và pháo binh nhắm vào các đồn trại của PKK dọc theo biên giới hôm Thứ Năm.

Nguồn tin này cho biết các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rút lui “sau khi đạt được mục tiêu là vô hiệu hóa các phần tử khủng bố và phá hủy hạ tầng cơ sở của chúng.”

Tại Brussels, Ủy Ban Âu Châu kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ hãy tự chế trong hành động quân sự của mình và cho biết đang theo dõi rất sát tình hình ở Bắc Iraq.

Tham khảo

  1. ^ a b Bendern, Paul de (22 tháng 2 năm 2008). “Turkey launches major land offensive into N.Iraq”. Reuters. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008.
  2. ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/7266312.stm
  3. ^ Hürriyet: Örgütün kalpgahı imha edildi (2008-02-29)
  4. ^ http://news.yahoo.com/s/afp/20080227/wl_afp/turkeyunrestkurdsiraq_080227175642
  5. ^ Hürriyet: Örgütün kalpgahı imha edildi (2008-02-29)
  6. ^ Hürriyet: Örgütün kalpgahı imha edildi (2008-02-29)
  7. ^ “BASIN AÇIKLAMASI 28 Şubat 2008”. 2008. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  8. ^ Hürriyet: Örgütün kalpgahı imha edildi (2008-02-29)
  9. ^ Flight Global: Turkish air force in major attack on Kurdish camps
  10. ^ Muir, Jim (22 tháng 2 năm 2008). “Turkey border tensions fuel confusion”. BBC News. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008.