Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Tỉnh thức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 60:
===Ảnh hưởng===
Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ ba được xem là ảnh hưởng chủ đạo dẫn dắt nước Mỹ qua những ngày khó khăn khi phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc [[Đại Suy thoái]] và [[Đệ nhị thế chiến|chiến tranh thế giới lần thứ hai]]. Ý nghĩa của thuật từ “thức tỉnh” ngụ ý một xã hội mê ngủ hoặc trì trệ, thụ động và bị thế tục hóa. Như thế, “thức tỉnh” là thuật từ bắt nguồn từ những người Tin Lành<ref>Lambert, Frank. ''Inventing the "Great Awakening"'', Princeton University Press, 1999.</ref> và được sử dụng thường xuyên bởi cộng đồng này, kéo dài cho đến ngày nay như trong trường hợp của [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống]] [[George W. Bush]].<ref>[http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2006/09/12/AR2006091201594.html "Bush Tells Group He Sees a 'Third Awakening'"] ''Washington Post,'' Sept. 12 2006.</ref>
==Đại Tỉnh thức lần thứ tư==
Dù vẫn còn bất đồng về việc liệu có nên áp dụng thuật từ “Đại Tỉnh thức” cho giai đoạn từ cuối [[thập niên 1960]] đến đầu [[thập niên 1970]] hay không, thời kỳ này chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực tôn giáo tại [[Hoa Kỳ]].<ref>Robert William Fogel (2000), ''The Fourth Great Awakening & the Future of Egalitarianism'' (University of Chicago Press, ISBN 0-226-25662-6)</ref>
 
Trong khi các giáo hội “chính lưu” thuộc cộng đồng Kháng Cách sút giảm đáng kể số lượng tín hữu và ảnh hưởng xã hội thì một số giáo phái truyền thống như [[Baptist Nam phương]] và ''Missouri Synod Lutheran'' phát triển mạnh mẽ số lượng thành viên, mở rộng ảnh hưởng trên khắp nước Mỹ, tham gia các cuộc tranh luận thần học, và trở nên các thế lực chính trị hùng mạnh. Cùng lúc, là sự lớn mạnh của chủ nghĩa thế tục, và các giáo hội phải đối đầu với các vấn đề như quyền của người đồng tính, quyền phá thai và phải nỗ lực bảo vệ học thuyết sáng tạo.<ref>William G. McLoughlin (1978), ''Revivals, Awakenings and Reform: An Essay on Religion and Social Change in America, 1607-1977''</ref><ref>Randall Balmer (2001), ''Religion in Twentieth Century America''</ref>
 
Thời kỳ này cũng chứng kiến sự phát triển của các nhà thờ độc lập có chủ trương liên phái, và các “trung tâm đức tin cộng đồng”, cùng lúc là sự trỗi dậy của hiện tượng đại giáo đoàn, và các tổ chức truyền giáo và công tác xã hội phi giáo phái. Phong trào Giê-xu được xem là một phần trong cuộc đại tỉnh thức lần thứ tư.
 
Cũng thuộc thời kỳ này, theo quan điểm của một số người, là cuộc [[Phong trào Ân tứ]] từ năm [[1961]] đến [[1982]]. Khởi nguồn từ [[Phong trào Ngũ Tuần]], tập chú vào trải nghiệm mà họ xem là những “ân tứ” của [[Chúa Thánh Linh]] như nói tiếng lạ, chữa bệnh bằng đức tin và nói tiên tri; các “ân tứ” này cũng được xem là dấu chứng của trải nghiệm “đầy dẫy Chúa Thánh Linh”. Dù khởi phát từ cộng đồng Kháng Cách, ảnh hưởng của phong trào này lan rộng trong [[Giáo hội Công giáo La Mã]] vào lúc các nhà lãnh đạo giáo hội tỏ thái độ rộng mở với chủ trương đại kết, bớt nhấn mạnh đến cấu trúc giáo hội, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến vai trò của giáo dân trong giáo hội.<ref>Edith L Blumhofer and Randall Balmer (1993), ''Modern Christian Revivals''</ref>
 
==Chú thích==