Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Auguste Rodin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 67 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q30755 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 10:
| field = [[Điêu khắc]]
| movement = Điêu khắc hiện đại
| awards = [[Bắc Đẩu Bội tinh|Huân chương Bắc đẩu bội tinh]]<br />Tiến sĩ danh dự [[Đại học Oxford]]
}}
'''Auguste Rodin''' (nguyên danh '''François-Auguste-René Rodin'''; [[12 tháng 11]] năm [[1840]] – [[17 tháng 11]] năm [[1917]]) là một [[họa sĩ]] người Pháp, thường được biết đến là một nhà [[điêu khắc]]. Ông là điêu khắc gia hàng đầu của Pháp thời bấy giờ và nay tên tuổi của ông được phổ biến khắp trong và ngoài giới nghệ thuật.
Dòng 34:
Năm 1864 Rodin dọn vào chung sống với Rose Beuret, một cô thợ may trẻ. Cuộc tình này tuy có khi lạnh nhạt, khi thắm thiết nhưng bền vững cho đến khi Rodin qua đời. Rodin và Beuret có với nhau một người con trai, Auguste-Eugène Beuret (1866–1934)<ref>Date of death from Elsen, 206.</ref>. Cũng năm đó Rodin cho mở cuộc triển lãm đầu tiên và bắt đầu làm đệ nhất phó công cho xưởng nghệ thuật của [[Albert-Ernest Carrier-Belleuse]]. Xưởng này chuyên chế tạo những món hàng trang trí nho nhỏ dùng để trưng bày (''objets d'art''). Rodin cũng lãnh trách nhiệm vẽ kiểu trang trí cho những bộ phận kiến trúc như mái, cửa, cầu thang.
 
Khi [[chiến tranh Pháp-Phổ]] bùng nổ thì Rodin phải nhập ngũ vào [[Vệ binh quốc quângia (Pháp)|Vệ quốc quân]] nhưng vì ông kém mắt ([[cận thị]]) nên ông được cho về.<ref>Jianou & Goldscheider, 34.</ref> Trong khi đó vì cuộc chiến, nhu cầu mướn thợ trang trí cũng giảm hẳn đi. Rodin phải chật vật lắm để kiếm sống nuôi gia đình.<ref name = "tabhhj">Jianou & Goldscheider, 35.</ref> Cũng may mắn cho ông là xưởng Carrier-Belleuse cho chuyển ông sang [[Bỉ]] nơi ông được giao việc trang trí cho trụ sở [[thị trường chứng khoán Brussel]] nên ông vẫn có việc làm.
 
Sau vài tháng ở Bỉ, ông xuất ngoại, kiếm việc làm thêm ở các phòng tranh nghệ thuật. Trong thời kỳ này ông học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Tình cảm giữa Rodin và Carrier-Belleuse trong thời gian này không còn được thân thiết nữa và Rodin bỏ hẳn công việc ở hãng Carrier-Belleuse. Sau khi thu vén được một ít tiền, năm 1875 Rodin cùng Rose Beuret đi chơi sang [[Ý]] suốt hai tháng nơi ông được xem tận mắt những tác phẩm của [[Donatello]] và [[Michelangelo]]. Những khối điêu khắc đó để lại một ấn tượng sâu sắc với Rodin khiến ông đã nói: "Michelangelo đã cho tôi thoát khỏi [quy ước của] điêu khắc mô phạm."<ref>Taillandier, 91.</ref> Khi về lại Bỉ ông cho thực hiện bức tượng ''[[L'Âge d'airain]]'' bằng đồng đen to hơn người thật. Bức tượng trình bày một người đàn ông khỏa thân với tính cách hiện thực đã làm nhiều người chú ý đến tên tuổi của Rodin nhưng tác phẩm đó cũng bị chê là đã sử dụng kỹ thuật gian dối để tạo hình.
Dòng 45:
[[Tập tin:Camille Claudel.jpg|nhỏ|phải|[[Camille Claudel]] (1864–1943).]]
 
Rodin và Beuret trở về sống ở Pháp năm 1877. Họ dọn vào một căn chung cư nhỏ ở [[Rive Gauche|Tả ngạn Paris]] nhưng gặp phải ương tai đồn dập: mẹ Rodin từ trần; cha ông lòa mắt và bị bệnh đãng trí cần người săn sóc thường xuyên. Tình cảm giữa Rodin và Beuret cũng vợi đi và ông thường tìm nguồn giải thoát tình cảm ở nơi khác.
 
Rodin kiếm sống bằng cách hợp tác với những nhà điêu khắc khác sẵn có tên tuổi. Mỗi khi có cuộc thi tuyển mỹ thuật thì Rodin cũng ứng thi. Ông đắp những mẫu tượng về [[Denis Diderot]], [[Jean-Jacques Rousseau]] và [[Lazare Carnot]] nhưng không trúng tuyển lần nào cả. Riêng có pho tượng mẫu ông làm không theo đơn đặt hàng của ai cả thì lại thành công. Bức tượng đó là tượng ''Saint Jean Baptiste'', đúc năm 1878.
 
Năm 1880 Carrier-Belleuse, bấy giờ là giám đốc xưởng đồ gốm [[Sèvres]] muốn Rodin về hợp tác và hứa bổ ông làm người thiết kế cho xưởng; Rodin nhận lời. Cử chỉ đó hàn gắn phần nào tình bạn đã bị sứt mẻ giữa hai người. Đối với Rodin thì đó cũng là dịp ứng dụng tài năng mà ông đam mê để vẽ kiểu cho hãng [[gốm]] danh tiếng nhất Âu châu. Phong cách nghệ thuật của ông làm nhiều người chú ý và Rodin được nhà văn [[Léon Cladel]] mời đến cuộc triển lãm "[[Salon de Paris]]" của [[Académie des Beaux-Arts]] (Viện Mỹ thuật). Khi Rodin xuất hiện trước công chúng lần đó, quan khách nhận xét rằng ông tính tình rụt rè, ít nói. Mãi sau bản tính nóng nảy, đa ngôn của Rodin mới hiện rõ. Cũng vì cuộc gặp gỡ với chủ tịch [[QuốcHạ hộiviện Pháp|Hạ viện]] [[Léon Gambetta]] ở "Salon de Paris" mà Rodin được giới thiệu đến các chính khách Pháp như Edmund Turquet, Thứ trưởng Bộ Mỹ thuật.
 
Qua Turquet, Rodin thắng cuộc thi tuyển để thiết kế cổng bằng đồng vào viện bảo tàng mỹ thuật. Tác phẩm này mang tên ''[[La Porte de l'Enfer]]'' (Cửa địa ngục) chiếm gần bốn thập niên cuộc đời sáng tác của ông. Mỗi bộ phận điêu khắc cho toàn tác phẩm này xứng đáng là một tác phẩm riêng như ''[[Le Penseur]]'' (Người suy tư) và ''[[Le Baiser]]'' (Nụ hôn). Tiếc thay ''La Porte de l'Enfer'' bị bỏ dang dở vì tòa nhà bảo tàng đó không được xây cất. Ngược lại một ưu đãi chính phủ dành cho ông trong thời gian thực hiện bộ cổng bằng đồng đó là cơ sở mỹ thuật để ông được tự do sáng tác. Vì đó mà ông bỏ hẳn công việc ở xưởng gốm Sèvres.