Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần học Calvin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 66:
Một số học giả cho rằng thần học Calvin đã thiết lập cơ sở cho sự phát triển của [[chủ nghĩa tư bản]] ở [[châu Âu]] sau này. Luận điểm này được triển khai trong các tác phẩm có nhiều ảnh hưởng của [[R. H. Tawney]] (1880-1962), và [[Max Weber]] (1864-1920).
 
Trong tác phẩm nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi ''Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus'' (Đạo đức Kháng Cách và Tinh thần Chủ nghĩa Tư bản)<ref name="EESoc-22">''Essays in Economic Sociology'', Princeton University Press, 1999, ISBN 0-691-00906-6, [http://books.google.com/books?vid=ISBN0691009066&id=WaV7Q35jy_AC&pg=PA7&lpg=PA7&dq=Weber+father+1897&sig=Vn8HESDQxkYniFLOZay3NPeMDQ0 Google Print, p.22]</ref> Weber trình bày luận cứ cho rằng đạo đức [[Kháng Cách]], nhất là Thần học Calvin cho phép mưu cầu các lợi ích kinh tế thuần lý và các hoạt động thế tục trong khuôn khổ các hoạt động này tạo ra những kết quả tích cực trong tâm linh và có ý nghĩa đạo đức.<ref name="Bendix60">{{cite book |last=Bendix |first=Reinhard |authorlink=Reinhard Bendix |title=Max Weber: An Intellectual Portrait |url=http://books.google.com/books?vid=ISBN0520031946&id=63sC9uaYqQsC&pg=PA1&lpg=PA1&sig=g-kn8gtBIRvG-ss0I_-BmrBz9YE |date=[[July 1]] [[1977]] |publisher=University of California Press |id=ISBN 0-520-03194-6 |pages=pp.60,61 }}</ref> Đó không phải là mục tiêu, nhưng là kết quả tất yếu của các giáo huấn tôn giáo. Một tín hữu, trong công việc hằng ngày, có nghĩa vụ làm việc hết sức mình để hoànchu thànhtoàn công việc hầu cho danh Chúa được cả sáng.
 
Như thế, theo đạo đức Kháng Cách, mọi nghề nghiệp chính đáng đều được xem là “thiên chức”, được Chúa chúc phước và được xem là thiêng liêng. Thế giới quan Kháng Cách, xem mọi lĩnh vực của cuộc sống đều là thiêng liêng khi được cung hiến cho [[Thiên Chúa]] và thực thi ý chỉ của ngài nhằm nuôi dưỡng và cải thiện cuộc sống, đã ảnh hưởng sâu sắc trên quan niệm về chức nghiệp.