Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần học Calvin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 51:
Mặc dù học thuyết ân điển được nhìn nhận là trọng tâm của Thần học Calvin đương đại, thần học giao ước mới là cấu trúc lịch sử hợp nhất toàn bộ hệ thống.<ref>{{cite book |author = [[Michael Horton]] |title=God of Promise, Introducing Covenant Theology |date=2006 |isbn=0-8010-1289-9}}</ref>
Từ nhận thức sâu sắc về tính siêu việt của Thiên Chúa, thần học Calvin cho rằng mối quan hệ giữa Thiên Chúa với tạo vật của ngài khởi đi từ sự hạ cố của Thiên Chúa. Mối quan hệ được ngài thiết lập là giao ước: mọi điều kiện trong giao ước này đến từ ý chỉ bất biến của Thiên Chúa.<ref>[[Westminster Confession of Faith]] (1647) [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_VII.html VII.1]</ref>
 
Theo quan điểm này, mối quan hệ giữa Thiên Chúa và loài người lập nền trên hai giao ước, phản ánh sự phân biệt giữa Luật pháp và Phúc âm. Giao ước công đức bao gồm các lề luật đạo đức và thiên nhiên. Theo đó, con người có thể hưởng sự sống vĩnh cửu và phước hạnh dựa trên sự công chính của mình. Nhưng con người đã sa ngã, phạm tội và hư hoại từ trong bản chất, nên bị đoán phạt chiếu theo giao ước.<ref>[[Westminster Confession of Faith]] (1647) [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_VII.html VII.2]; [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_XIX.html XIX.1, 2] </ref> Vì vậy, giao ước ân điển được thiết lập để [[cứu rỗi]] loài người, được thể hiện qua các giao ước nối tiếp nhau được chép lại trong Kinh Thánh. Theo đó, sự cứu rỗi được ban cho không phải do công đức con người, mà đến từ lời hứa của Thiên Chúa. Con người chỉ có thể phục hòa với Thiên Chúa nhờ đấng trung bảo là [[Chúa Giê-xu]].<ref>''”Chúa Giê-xu đáp rằng: Ta là con đường, chân lý, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.”'' – Phúc âm Giăng 14: 6</ref> Ngài là đầu của những người được chọn, như thế giao ước là nền tảng cho giáo thuyết đền tội thay thế và con người nhận lãnh sự cứu rỗi nhờ sự vâng phục của Chúa Cơ Đốc.<ref>[[Westminster Confession of Faith]] (1647) [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_VII.html VII.3]; [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_VIII.html XIII] </ref>