Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiện nhượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 6:
 
==Truyền thuyết cổ đại Trung Quốc==
Truyền thuyết Trung Hoa ca ngợi giai đoạn thái bình thịnh trị thời nhà Đường và nhà Ngu trong [[lịch sử]] cổ đại [[Trung Quốc]], khi mà ngôi vua truyền cho người hiền, gọi là "thiện nhượng". Trước thời vua [[Đường Nghiêu]] thì Thái Hiệu họ [[Phục Hy]], Viêm Đế họ [[Thần Nông]] và Hiên Viên [[Hoàng Đế]] đã có tục lệ cha truyền con nối, vua Nghiêu là người đầu tiên phá lệ đó.

Theo truyền thuyết này thì ban đầu vua Nghiêu định truyền ngôi cho vị ẩn sĩ danh tiếng lúc đó là [[Hứa Do]] nhưng người này không chịu đã đi xuống suối rửa tai, sau đó có người là [[Phóng Tề]] gợi ý với nhà vua nên truyền ngôi cho [[Đan Chu]] là con trai trưởng của nhà vua nhưng ông không đồng ý vì cho rằng con trai ông là người bất tiếu tuy thông minh nhưng tính cách không khoan hoà lại hay cãi cọ với người khác. Một nhân vật khác là [[Hoan Đâu]] kiến nghị rằng [[Cộng Công]] là người phụ trách thủy lợi làm việc cũng rất tốt nhưng nhà vua không thích vì thấy bề ngoài người đó tỏ ra cung kính nhưng bên trong lòng dạ khó lường, sau cùng ông tìm được Diêu Trọng Hoa là người hiếu thuận nổi tiếng đương thời. Ông cảm thấy thích hợp bèn gả 2 con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh cho rồi phong cho làm vua nước [[Hữu Ngu]], ít lâu sau ông quyết định truyền ngôi cho nhân vật này - đó chính là vua [[Ngu Thuấn]].

Từ thời Đường Nghiêu nước lụt đã gây ra tai họa, nhà vua sai [[Cổn]] trị thủy nhưng ông này làm việc thất bại nên bị vua giết đi. Đến thời Ngu Thuấn lại cử [[Hạ Vũ]] - con trai Cổn - tiếp tục công việc trị thủy, lần này Hạ Vũ nhờ sự đóng góp của những người tài giỏi như: [[Cao Dao]], [[Hậu Tắc]], [[Tử Tiết]], [[Lã Bá Di|Bá Di]]..v..v..nên đã thành công nên được Ngu Thuấn phong cho đất Hạ và ban cho họ Tự. Ít lâu sau Ngu Thuấn cảm thấy mình đã già yếu nên nhường ngôi lại cho Hạ Vũ, trên lịch sử gọi đó là thời kỳ Nghiêu Thuấn Nhườngnhường Ngôingôi. Vì thế 2 vị vua này được người đời ca tụng nhiều nhất, là điển hình khuôn mẫu biểu tượng cho cảnh thái bình thịnh trị trong văn học Trung Hoa và Việt Nam thời xưa.

Sau này Hạ Vũ cũng nhường ngôi cho con của Cao Dao là [[Bá Ích]] nhưng Bá Ích lại trao ngai vàng về cho con trai Hạ Vũ là [[Hạ Khải]] nên, từ ấy chế độ thế tập được tái lập và kéo dài suốt hơn 4000 năm lịch sử cho đến lúc [[nhà Thanh]] bị lật đổ mới hoàn toàn chấm dứt.
 
==Một số trường hợp thiện nhượng trong lịch sử==