Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh Vệ-đà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''Kinh Vệ Đà''', hay '''Phệ-đà''' ([[tiếng Phạn]]: वेद; [[tiếng Anh]]: ''Veda'') xem như là cỗi gốc của giới Bà La Môn và là suối nguồn của nền văn minh [[Ấn Độ]]. ''Véda'' có nghĩa là "tri thức". Trong kinh có những bản [[tụng ca]] để ca ngợi các vị [[thần]], như thần lửa, thần núi, thần sông ...Phần lớn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của [[cuộc sống]] trong [[vũ trụ]]. Toàn thể bộ kinh được hợp lại từ nhiều phần gọi là ''sambitâ'', gồm bốn tạng:
#[[Rig Véda]]: thi tụng cái biết, bao gồm gần mười quyển, với 1028 tụng ca mà bài cổ nhất có từ thế kỷ 15 trước [[Công nguyên]] và những bài gần nhất cũng khoảng thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Những vị thần được ca tụng nhiều nhất là Indra, Varuna và Agni.
#[[Yajur Véda]]: nghi thức tế tự như lễ dân trăng mới và trăng tròn, nghi lễ dâng các vong nhân, nghi lễ dâng thần lửa, dâng bốn mùa, dâng soma...
#[[Sâma Véda]]: ca vịnh thần chú, gồm 585 khổ thơ, tương ứng với các giai điệu được dùng trong những tụng ca hiến tế (hymmes des sacrifices).
#[[Yayur Véda]]: là một chuỗi các công thức hàm chứa những nghi lễ khác nhau (nghi lễ dâng trăng tròn, trăng mới, nghi lễ dâng các vong nhân, dâng thần lửa, dâng bốn mùa..)