Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Boson”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 70 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q43101 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Bose_Einstein_condensate.png|nhỏ|350px|Trạng thái [[ngưng tụ Bose-Einstein|đông đặc Bose-Einstein]] của các boson, trong trường hợp này là các [[nguyên tử]] [[rubiđi|rubidi]]. Hình vẽ là phân bố [[tốc độ]] của chuyển động của các nguyên tử, theo vị trí. Màu đỏ chỉ nguyên tử di chuyển chậm, màu xanh và trắng chỉ nguyên tử di chuyển nhanh. Trái: trước khi có động đặc Bose-Einstein. Giữa: ngay sau khi đông đặc. Phải: trạng thái đông đặc mạnh hơn. Ở trạng thái đông đặc, rất nhiều nguyên tử có cùng vận tốc và vị trí (cùng trạng thái lượng tử) nằm ở đỉnh màu trắng.]]
 
'''Boson''', đặt tên theo [[nhà vật lý]] người [[Ấn Độ]] [[Satyendra Nath Bose]], là một trong hai loại hạt cơ bản trong tự nhiên (loại hạt kia là [[fermion]]). Chúng là loại hạt duy nhất tuân theo [[thống kê Bose-Einstein]], nghĩa là chúng có thể nằm cùng một [[trạng thái lượng tử]] (không tuân thủ [[nguyên lý loại trừ Pauli|nguyên lý Pauli]]). Theo [[lý thuyết thống kê spin]], chúng có [[spin]] lấy giá trị [[số nguyên|nguyên]].
Các tính chất nêu trên của boson hoàn toàn đối lập với [[fermion]] (có spin bán nguyên, tuân thủ nguyên lý Pauli).
 
Theo [[mô hình chuẩn]], một [[lý thuyết gauge]], lực giữa các fermion được mô hình hóa bằng cách tạo ra các boson, có tác dụng như các thành phần trung gian. [[Hệ Lagrange]] của mỗi tập hợp hạt boson trung gian không thay đổi dưới một dạng biến đối gọi là biến đổi gauge, vì thế các boson này còn được gọi là [[boson gauge|gauge boson]]. [[Boson gauge|Gauge boson]] là các [[hạt cơ bản]] mang [[lực cơ bản|tương tác cơ bản]]. Chúng là [[Boson W|W boson]] của [[tương tác yếu|lực hạt nhân yếu]], [[gluon]] của [[tương tác mạnh|lực hạt nhân mạnh]], [[photon]] của [[tương tác điện từ|lực điện từ]], và [[graviton]] của [[tương tác hấp dẫn|lực hấp dẫn]].
 
Biến đổi gauge của các gauge boson có thể được miêu tả bởi một [[nhóm unita]], gọi là [[nhóm gauge]]. Nhóm gauge của tương tác mạnh là SU(3), nhóm gauge của tương tác yếu là SU(2)xU(1). Vì vậy, mô hình chuẩn thường được gọi là SU(3)xSU(2)xU(1). Higg boson là boson duy nhất không thuộc gauge boson, các tính chất của boson này vẫn còn được bàn cãi.
Dòng 11:
Mọi hạt trong tự nhiên đều hoặc là boson hoặc là [[fermion]]. Các hạt tạo nên từ các hạt cơ bản hơn (như [[proton]] hay [[hạt nhân nguyên tử]]) cũng thuộc một trong hai nhóm boson và fermion, phụ thuộc vào tổng spin của chúng.
 
Các tính chất boson của photon giải thích [[bức xạ vật đen]] và hoạt động của [[laser]]. Tính chất boson của [[Heli|heli-4]] giải thích khả năng tồn tại ở trạng thái [[siêu lỏng]]. Những boson cũng có thể nằm ở trạng thái [[ngưng tụ Bose-Einstein|đông đặc Bose-Einstein]], một [[trạng thái vật chất]] đặc biệt ở đó mọt hạt đều ở cùng một trạng thái lượng tử.
 
[[Ngưng tụ Bose-Einstein|Đông đặc Bose-Einstein]] chỉ xảy ra tại [[nhiệt độ]] rất thấp. Ở nhiệt độ thường, boson và fermion đều ứng xử rất giống nhau, giống [[hạt cổ điển]] tuân thủ gần đúng [[thống kê Maxwell-Boltzmann]]. Lý do là vì cả thống kê Bose-Einstein và [[thống kê Fermi-Dirac]] (thống kê hạt fermion) đều tiệm cận đến thống kê Maxwell-Boltzmann ở nhiệt độ phòng.
 
Các boson trong mô hình chuẩn là:
* [[Photon]], hạt trung gian trong [[lực điện từ|tương tác điện từ]].
* [[Boson W boson|W]] và [[Boson Z|Z boson]], hạt trung gian trong [[tương tác yếu|lực hạt nhân yếu]].
* 8 [[gluon]], hạt truyền trung gian trong [[tương tác mạnh|lực hạt nhân mạnh]]. 6 trong số các gluon được đánh dấu bằng các cặp "màu" và "đối màu" (ví dụ như một hạt gluon mang màu "đỏ" và "đối đỏ"), 2 gluon còn lại là cặp màu được "pha trộn" phức tạp hơn.
* [[Hạt Higgs|Higgs boson]], hạt gây ra bất đối xứng trong các [[nhóm gauge]], và cũng là loại hạt tạo ra [[khối lượng quán tính]].
 
[[Graviton]] là boson được cho là hạt truyền tương tác của [[Lực hấp dẫn|tương tác hấp dẫn]], nhưng không được nhắc đến trong mô hình chuẩn.
 
Các ví dụ boson khác: