Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Lương (xã)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{otheruses|Tây Lương}}
1- Sự thành lập xã Tây Lương Xã Tây Lương ngày nay là tên gọi được hình thành sau 30 năm biến đổi của việc thành lập xã, từ khi cách mạng tháng 8-1945 thành công. Ngày 22/8/1945, sau khi giành được chính quyền ở huyện, bộ máy chính quyền cách mạng lâm thời các làng được thành lập. ông Vũ Văn Thuật được cử làm Chủ tịch uỷ ban cách mạng lâm thời làng Lương Phú, ông Tô Đình Thái được cử làm Chủ tịch uỷ ban cách mạng lâm thời làng Đại Hoàng. Tháng 3/1946, tổng tuyển cử thực hiện chủ trương thành lập xã có quy mô lớn hơn: các làng Lương Phú, Trà Lý, Tam Đồng hợp lại thành xã Duy Tân; các thôn: thôn Thượng, thôn Hiên, thôn Nghĩa (làng Đại Hoàng) thành xã Đại Hoàng. Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã Duy Tân là ông Vũ Văn Thuật, Phú Chủ tịch là ông Hoàng Vượng, uỷ viên thư ký là ông Vũ Thẩm, uỷ viên thủ quỹ là ông Trần Hoạt, trưởng Ban Quân sự là ông lê Đình Chới. Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã Đại Hoàng là ông Tô Xuân Tuyển, Phó Chủ tịch là ông Nguyễn Khinh sau đã làm chủ tịch xã Đại Hoàng, trưởng Ban Quân sự là ông Tô Đình Xước, uỷ viên thủ quỹ là ông Nguyễn Thuật, Chủ tịch Việt Minh là ông Tô Đình Thám, trưởng Ban Cảnh giới là ông Tô Yêm, uỷ viên thư ký là ông Tô Đình Hiến. Dưới cơ sở các thôn, làng có uỷ nhiệm thôn, làng. Chính quyền khoá này tiến hành việc quân cấp ruộng đất cho công dân nam, nữ, đồng thời thực hiện quyền bình đẳng nam, nữ. Đầu năm 1947, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vô cách mạng, Ba xã là: Duy Tân, Đại Hoàng và Tân Định (Tân Định là xã Tây Ninh ngày nay) hợp nhất thành xã Hưng Đạo do ông Vũ Văn Thuật làm Chủ tịch, ông Vũ Húc làm Phú Chủ tịch, ông Tô Đình Thám Chủ tịch Mặt trận Việt Minh, ông lê Đình Chới làm xã đội trưởng. Cuối thời kì giảm tô (1955) xã Hưng Đạo lại tách ra, thôn Trà Lý chuyển về xã Đông Quý, các thôn Lạc Thành, Đại Hữu, Vĩnh Ninh là xã Tây Ninh. Xã Tây Lương gồm các thôn Lương Phú, Tam Đồng, thôn Nghĩa, các xóm trại Hoàn Khê, Nhượng Bạn và Trung Tiến, còn thôn Thượng và thôn Hiên sát nhập với thôn An Khang thành xã Tây Đô. Sau cải cách ruộng đất, cùng với việc sửa chữa những sai lầm trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, để phù hợp với địa dư hành chính, ruộng đất canh tác. Việc thành lập xã mới lại được đặt ra. Xã Tây Lương lúc này bao gồm các thôn: thôn Thượng, thôn Hiên, thôn Nghĩa, Lương Phú, Tam Đồng và các trại Hoàn Khê, Trung Tiến, Nhượng Bạn (gọi là thôn Trung Đồng). Đến năm 1977, thôn Tam Đồng chuyển về xã Vũ Lăng theo Quyết định 1.507 ngày 18/12/1976 của Hội đồng Bộ trưởng; còn lại 5 thôn là thôn Thượng, thôn Hiên, thôn Nghĩa, thôn Trung Đồng đổi thành thôn Trung Tiến và thôn Lương Phú ổn định đến ngày nay. Về vị trí địa lý, đất đai, dân số: Xã Tây Lương ở phía Tây Bắc huyện Tiền Hải. Phía bắc giáp sông Trà Lý, có con cầu sang huyện Thái Thụy, tuyến đi dài 1000 mét từ cống Đại Hoàng (gốc Ruối) đến cống Lương phú đường 39B; phía Nam giáp xã Tây An, Thị Trấn, kéo dài đến sông Hàng huyện; phía Đông giáp xã Đông Quý và xã Tây Ninh; phía Tây giáp sông Hàng huyện, bên kia là xã Vũ Lăng. Tây Lương có tổng diện tích đất tự nhiên là 634,54 ha, trong đó: diện tích đất canh tác có 365,684 ha (chủ yếu là đất hai lúa, còn đất mầu chiếm 6,916 ha)(1). Dân số hiện có 7.015 người, gồm 1.780 hộ, trong đã 6.732 khẩu nông nghiệp. Chạy dọc theo hướng Bắc - Nam của xã (từ cầu Trà Lý đến xã Tây Sơn) là đường 39B dài 4 km. Ngoài ra xã còn có ba Trục đường chính: - Một đường từ thôn Thượng qua thôn Hiên kéo dài đến sông Hàng huyện. - Một đường từ thôn Nghĩa (đường 39) với đường dọc thôn đi Trung Tiến. - Trục đường thứ ba từ đường 39B chạy dọc Lương Phú đến cống Đại Hoàng (gốc Ruối). Bên cạnh các Trục đường chính, trong các thôn, xóm còn có hệ thống đường xương cá, tạo thuận lợi cho việc giao thông đi lại của nhân dân trong xã.
{{chú thích trong bài}}
'''Tây Lương''' là một [[Xã (Việt Nam)|xã]] thuộc [[huyện (Việt Nam)|huyện]] [[Tiền Hải]], [[Tỉnh (Việt Nam)|tỉnh]] [[Thái Bình]], [[Việt Nam]].
 
==Địa lý - Hành chính==
2- Mảnh đất và con người Do quá trình biển lùi, lại được phù sa của các dòng sông Lân và sông Trà Lý bồi đắp, đất đai của Tiền Hải nói chung và Tây Lương nói riêng ngày càng thêm mở mang. Nhân dân ở các nơi về đây kiến cơ lập nghiệp ngày thêm đông đúc. Trong mấy thập kỷ dưới thời hậu Lê, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước rối ren, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp nhưng đều không thắng lợi. Đất nước càng trở nên tiêu điều, dân càng lâm vào tình cảnh đói khổ, điêu đứng, họ phải lang thang phiêu bạt đi khắp nơi tìm vùng đất mới để kiếm sống. Trong bối cảnh ấy, các đấng tổ tiên chúng ta đã từ Trấn Sơn Nam về đây lập nghiệp. Đất Tây Lương ngày nay vào buổi ấy cũng là vùng bãi mới được bồi tô, lau lác mọc đầy, đất đai chua mặn, việc trồng cấy gặp rất nhiều khó khăn. Những cư dân đầu tiên đến đây lập thành những ấp, trại lẻ và sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước (riêng thôn Nghĩa có nghề bắt tôm, cá thủ công - nội đồng). Thiên nhiên ưu đãi và ban tặng cho con người nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt, lại thêm bọn cướp biển ngày đêm cướp phá quấy nhiễu. Nhân dân ta đã gắn bó với nhau, cùng nhau chống chọi với nhiên nhiên: quai đê, đào sông lấy nước thau chua, rửa mặn, cải tạo đất đai, đánh trả bọn cướp biển, chung lưng đấu cật, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và trong lao động sản xuất. Những năm ở thế kỷ XVI làng đại hoàng được thành lập. - Đại Hoàng: là tên của làng cũ, ở Trấn Sơn Nam(2). - Lương Phú: trước gọi là ấp Phú Lương . Thế kỷ XVII thời Lê Trịnh có cô tổ họ Vũ, tên là Vũ Đức Nhuận (hiệu là Lương Trực) quê ở cửa Càn (Nghệ An) chuyên làm nghề đánh bắt tôm cá biển. Cũng vì mưu sinh cuộc sống, khi ra thăm cửa biển Trà Lý thấy cồn cát đẹp, lại có nhiều tôm cá, quanh vùng có dân cư làng xóm, thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán. Trở về rủ thêm anh em và những người cùng quê, cùng nghề nghiệp như các cô thuộc họ Ngô, họ Bùi, họ Tạ, họ Nguyễn... dựng nhà, quây quần sống trên dải cồn cát mép nước làm nghề đánh bắt tôm, cá biển. Do tài nguyên phong phú của biển đem lại, khiến đời sống của ngư dân thay đổi nhanh chóng. Về sau có thêm nhiều người, nhiều dòng họ khác ở các nơi đến không chỉ làm nghề đánh bắt tôm cá biển mà cũng có nghề làm muối, nghề thợ xây, thợ mộc... do đó dân số tăng nhanh. Việc tổ chức thành một làng là việc cần phải bàn bạc hanh thông nên mọi người trong vùng đã nhất tâm lấy chữ Lương là chữ đầu hiệu của cô ghép với chữ Phú là chữ đầu của ấp là Lương Phú. Nguyên xưa kia sông Lân là dòng chảy chính của sông Hồng nên sách có ghi “Đại hải lân môn, Tiểu giang Ba Lạt”. Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thời Chiêu Thống (1787) do ảnh hưởng của cuộc vận động kiến tạo, Ba Lạt tiểu giang thành Ba Lạt phá hội. Cùng chung dòng chảy nên nguồn phù sa nhanh chúng bồi đắp khiến cửa Lân hẹp lại và biển cũng lùi dần lộ ra những cồn cát mênh mông, cửa sông Trà Lý cũng lùi nhanh đến Hải nhuận khiến người dân Lương Phú sống chính bằng nghề biển. Là ngư dân thì phải bám biển nên những gia đình có từ hai con trai thì người con trai thứ hai của gia đình phải tiến theo biển để hành nghề sinh sống. Những người ở lại cùng gia đình chủ yếu là đàn bà, trẻ em và những người lớn tuổi phát triển nghề làm muối (cánh đồng muối ngày ấy nay là doanh trại quân đội nhân dân). Nghề mộc, nghề xây cũng được phát triển nhanh chãng, đến nay những nghề này đã trở thanh nghề truyền thống nổi tiếng nhất trong huyện. Trong các gia đình, hầu như nhà nào cũng có người làm thợ, có nhà ba bốn người làm thợ giỏi, nổi tiếng(1). - Làng Tam Đồng: từ thời xa xưa các đấng tổ tiên của các làng Văn Lang, Phú Mỹ, Quảng Lăng, Lê Lợi, Thịnh Quang (thuộc phủ Kiến Xương) đã góp công sức khẩn hoang vùng đất bãi cửa Trà. Khi đã có đồng đất rồi, cư dân các dòng họ Phạm, Đặng, Lê, Nguyễn, Trần ở làng Quảng Lăng ra (Vũ Lăng ngày nay); họ Phan, Đoàn ở Lê Lợi (Kiến Xương) xuống và họ Đoàn khác ở Trà Lũ (Nam Định) đến lập nghiệp sinh sống.. Dân số tuy không đông, đất đai không nhiều lắm nhưng được phép thành lập làng. Tên của làng do Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đặt cho. Để nhớ ơn nhà Doanh điền sứ, nhân dân trong làng đã xây đình thờ cô(1). Từ khi thành lập làng, các mối giao lưu, quan hệ về kinh tế, văn hóa và mọi mặt của đời sống xã hội trong cộng đồng cư dân thêm gắn bó. Những lễ nghi, tập tục “lệ làng, phép nước” được đặt ra, ai nấy đều phải tuân thủ, song đều được mọi người coi trọng nhất là tôn ty dòng họ. Những quan hệ có tính chất tộc họ, cùng một quê hương đến đây thường họp lại thành một giáp. Giáp có vai trò quan trọng trong mọi sinh hoạt của cộng đồng cư dân; do cùng cảnh ngộ họ phải riê xứ sở của mình đến vùng đất mới lập làng; hơn nữa họ phải bó bện cùng nhau chống chọi với thiên nhiên; giặc dã nên các tộc họ ở đây không hoàn toàn chi phối mọi hoạt động của cộng đồng, giữa các dòng họ có mối quan hệ bình đẳng trong tinh thần tương thân, tương ái. Mỗi làng đều có bộ máy hành chính cai quản, đứng đầu là một viên lý trưởng, thông qua việc bầu bán, tranh cử của Hội đồng Kì mục. Nhiều làng họp lại thành một tổng, đứng đầu tổng là viên chánh tổng cai quản mọi việc. Tổng Đại Hoàng xưa kia thuộc huyện Chân Định, trấn Sơn Nam. Đến năm Mậu Tý (1828 - Minh Mệnh năm thứ 9), với kết qủa khẩn hoang bãi biển Tiền Châu do Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ chủ xướng, huyện Tiền Hải được thành lập. Từ đó tổng Đại Hoàng thuộc huyện Tiền Hải, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam (đến năm 1831 - 1832 Minh Mệnh đổi thành tỉnh Nam Định).
Xã nằm về phía Tây bắc huyện Tiền Hải. Phía Bắc giáp sông Trà Lý, có con cầu sang huyện [[Thái Thụy]], tuyến đi dài 1.000 mét từ cống Đại Hoàng (gốc Ruối) đến cống Lương Phú đường 39B; phía Nam giáp [[Thị trấn Tiền Hải]] và xã [[Tây An, Tiền Hải|Tây An]], kéo dài đến sông Hàng Huyện; phía Đông giáp xã [[Đông Quý]] và [[Tây Ninh, Tiền Hải|Tây Ninh]]; phía Tây giáp sông Hàng Huyện, bên kia là xã [[Vũ Lăng, Tiền Hải|Vũ Lăng]].
 
Xã Tây Lương có tổng diện tích đất tự nhiên là 634,54 ha, trong đó diện tích đất canh tác có 365,684 ha (chủ yếu là đất hai lúa, còn đất mầu chiếm 6,916 ha).
 
Dân số xã hiện có 7.015 người, gồm 1.780 hộ, trong đã 6.732 khẩu nông nghiệp.
 
==Lược sử==
Địa bàn xã Tây Lương trước kia là vùng bãi mới được bồi tô, lau lác mọc đầy, đất đai chua mặn, việc trồng cấy gặp rất nhiều khó khăn. Những cư dân đầu tiên đến đây lập thành những ấp, trại lẻ và sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước (riêng thôn Nghĩa có nghề bắt tôm, cá thủ công - nội đồng). Thiên nhiên nhiều ưu đãi nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt, lại thêm bọn cướp biển ngày đêm cướp phá quấy nhiễu.
 
Vào khoảng XVI, các làng Đại Hoàng, Lương Phú, Tam Đồng được thành lập bởi những người lưu dân khẩn hoang lập ấp. Về sau các làng được hợp thành tổng Đại Hoàng, huyện Chân Định, trấn Sơn Nam. Đến năm [[Mậu Tý]] 1828 ([[Minh Mạng]] năm thứ 9), Doanh điền sứ [[Nguyễn Công Trứ]] cho lập huyện Tiền Hải. Từ đó tổng Đại Hoàng thuộc huyện Tiền Hải, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam (đến năm 1831 - 1832, Minh Mạng đổi thành tỉnh [[Nam Định]]).
 
Sau [[Cách mạng tháng 8]], tháng 3 năm 1946, chính quyền [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] cho hợp nhất các làng Lương Phú, Trà Lý, Tam Đồng thành xã Duy Tân; các thôn Thượng, Hiên, Nghĩa (làng Đại Hoàng) thành xã Đại Hoàng. Đầu năm 1947, các xã Duy Tân, Đại Hoàng và Tân Định (nay là xã Tây Ninh) hợp nhất thành xã Hưng Đạo. Đến năm 1955, xã Hưng Đạo lại tách ra, thôn Trà Lý chuyển về xã Đông Quý, các thôn Lạc Thành, Đại Hữu, Vĩnh Ninh là xã Tây Ninh. Các thôn Lương Phú, Tam Đồng, thôn Nghĩa, các xóm trại Hoàn Khê, Nhượng Bạn và Trung Tiến hợp nhất thành xã '''Tây Lương'''. Các thôn Thượng và thôn Hiên sát nhập với thôn An Khang thành xã Tây Đô. Không lâu sau, thôn Thượng và thôn Hiên được nhập trở lại vào xã Tây Lương.
 
Năm 1977, thôn Tam Đồng chuyển về xã Vũ Lăng theo Quyết định 1.507 ngày 18/12/1976 của Hội đồng Bộ trưởng. Xã Tây Lương còn lại 5 thôn là thôn Thượng, Hiên, Nghĩa, Trung Đồng (sau đổi thành thôn Trung Tiến) và Lương Phú ổn định đến ngày nay.
 
==Giao thông==
Chạy dọc theo hướng Bắc - Nam của xã (từ cầu Trà Lý đến xã Tây Sơn) là đường 39B dài 4 km. Ngoài ra xã còn có ba trục đường chính:
* Một đường từ thôn Thượng qua thôn Hiên kéo dài đến sông Hàng Huyện.
* Một đường từ thôn Nghĩa (đường 39) với đường dọc thôn đi Trung Tiến.
* Trục đường thứ ba từ đường 39B chạy dọc Lương Phú đến cống Đại Hoàng (gốc Ruối).
 
Bên cạnh các Trục đường chính, trong các thôn, xóm còn có hệ thống đường xương cá, tạo thuận lợi cho việc giao thông đi lại của nhân dân trong xã.
 
==Chú thích==
{{tham khảo}}
 
==Tham khảo==
 
{{sơ khai Hành chính Việt Nam}}
{{Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Tiền Hải}}
 
[[Thể loại:Xã, thị trấn thuộc huyện Tiền Hải]]