Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phân thứ ngành Cá không hàm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 50 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q161095 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 11:
}}
[[Tập tin: Lamprey mouth.jpg|nhỏ|phải|200 px|Miệng cá mút đá.]]
'''Siêu lớp Cá không hàm''' ([[danh pháp|danh pháp khoa học]]: '''''Agnatha''''') (từ [[tiếng Hy Lạp]], nghĩa là "không quai hàm") là một siêu lớp [[cận ngành]] gồm các loài cá không có hàm, thuộc phân ngành [[Động vật có xương sống]], ngành [[Động vật có dây sống]]. Hiện nay còn hai nhóm cá không hàm đang tồn tại (đôi khi được gọi là [[cá]] miệng tròn-''Cyclostomata'') là [[cá mút đá]] và [[cá mút đá myxin]], với khoảng 60 loài. Ngoài việc không có hàm, nhóm Agnatha còn được đặc trưng bởi sự thiếu vắng các cặp vây; sự hiện diện của [[dây sống]] ở cả ấu trùng và cá trưởng thành; cũng như 7 hoặc nhiều hơn các cặp túi [[mang (cá)|mang]]. Các vòm mang hỗ trợ các túi mang nằm gần với bề mặt cơ thể. Chúng có các cặp mắt hình quả thông nhạy sáng (tương tự như tuyến nội tiết trong não (tuyến quả thông) ở [[lớp Thú|động vật có vú]]). [[Dạ dày]] không xác định rõ. Việc thụ tinh diễn ra bên ngoài. Nhóm Agnatha là [[động vật máu lạnh]], với bộ xương được tạo thành từ chất sụn và [[tim]] có 2 ngăn.
Mặc dù về bề ngoài chúng khá tương tự, nhưng phần nhiều các điểm tương tự này có lẽ đã được chia sẻ từ các đặc trưng nguyên thủy của động vật có xương sống cổ đại và các phân loại hiện đại có xu hướng chuyển các loài cá mút đá myxin thành vài nhóm tách biệt (Myxini hoặc Hyperotreti), với các loài [[cá mút đá]] (Hyperoartii) được cho là có quan hệ họ hàng gần gũi hơn với cá có quai hàm.
Dòng 17:
[[Tập tin:Agnata.png|nhỏ|trái|250px|Hình minh họa cá mút đá.]]
 
Mặc dù chỉ là một thành phần nhỏ của [[hệ động vật]] biển ngày nay, nhưng nhóm Agnatha là nổi tiếng trong số các loại cá đầu tiên trong thời kỳ đầu [[đại Cổ sinh|đại Cổ Sinh]]. Hai dạng động vật thời kỳ Tiền [[kỷ Cambri|Cambri]]dường như có các vây, hệ thống cơ-xương và mang được biết từ đầu kỷ Cambri tại [[đá phiến sét Mạo Thiên Sơn]] tại [[Trung Quốc]]: ''[[Haikouichthys]]'' và ''[[Myllokunmingia]]''. Chúng được Janvier đưa vào nhóm Agnatha một cách không dứt khoát. Dạng thứ ba có thể cũng thuộc nhóm Agnatha từ cùng khu vực này là ''[[Haikouella]]''. Một dạng Agnatha có thể khác nữa, vẫn chưa được miêu tả chính thức, đã được Simonetti thông báo có trong [[đá phiến sét Burgess]] ở [[British Columbia]] thuộc thời kỳ Trung Cambri.
 
Nhiều loài cá không hàm thời kỳ kỷ Ordovic, Silur và Devon đã có áo giáp là các tấm xương nặng. Nhóm cá không hàm đầu tiên có bọc giáp là lớp [[Cá giáp|Ostracodermi]], tiền thân của [[siêu lớp Cá xương|cá xương]] và vì thế là của [[động vật bốn chân]] (siêu lớp ''[[Động vật bốn chân|Tetrapoda]]'') (bao gồm cả [[loài người]])—được biết đến từ giữa [[kỷ Ordovic]] và vào cuối [[kỷ Silur]] thì cá không hàm đã đạt tới đỉnh cao của sự tiến hóa của chúng. Cá không hàm bắt đầu suy giảm trong [[kỷ Devon]] và không bao giờ phục hồi được nữa.
 
{{-}}
==Các nhóm chính==
* [[Cá miệng tròn|Cyclostomata]]
** [[Myxini]] ([[cá mút đá myxin]])
** [[Hyperoartia]]
*** [[Petromyzontidae]] ([[cá mút đá]])
* † [[Cá giáp|Ostracodermi]]
** † [[Pteraspidomorphi]]
** † [[Lớp Cá không giáp|Anaspida]]
** † [[Thelodonti]]
** † [[Cá giáp đầu|Cephalaspidomorphi]]
*** † [[Cá giáp mũ|Galeaspida]]
*** † [[Cá giáp Pituri|Pituriaspida]]
*** † [[Cá giáp xương|Osteostraci]]
{{Commonscat|Agnatha}}