Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bành Đức Hoài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q381823 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 21:
}}
 
'''Bành Đức Hoài''' ([[Chữ Hán|chữ Hán phồn thể]]: 彭德懷, [[Chữ Hán|chữ Hán giản thể]]: 彭德怀, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: ''Péng Déhuái'', phiên âm hệ la-tinh thổ âm Bắc Kinh: ''P'eng Te-huai''; [[24 tháng 10]] năm [[1898]] – [[29 tháng 11]] năm [[1974]]) là một tướng lĩnh quân sự của nước [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], một trong mười [[Nguyên soái]] của [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc]]. Ông tên thật là '''Bành Đức Hoa'''.
 
== Tuổi trẻ và lựa chọn sự nghiệp ==
Bành Đức Hoài sinh tại huyện [[Tương Đàm]], tỉnh [[Hồ Nam]]. Rời gia đình năm 9 tuổi, ông làm việc ở mỏ than rồi ở các công trường xây đập bên [[Hồ Động Đình|Động Đình Hồ]] năm 13 và 15 tuổi. Năm 16 tuổi, ông gia nhập quân đội và từ đây theo đuổi sự nghiệp quân sự cho đến những năm cuối đời, tổng cộng 60 năm.
 
Năm 28 tuổi, Bành Đức Hoài đã là [[lữ đoàn]] trưởng trong quân đội [[Trung Hoa Dân Quốc|Trung Hoa Dân quốc]] và bắt đầu tiếp xúc với các chính khách. Ông rời bỏ hàng ngũ [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Quốc dân đảng]], tránh cuộc thanh trừng của [[Tưởng Giới Thạch]] năm 1927. Gia nhập [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]], rồi tham gia cuộc [[Vạn lý Trường chinh|Vạn lý trường chinh]], trong đó Bành Đức Hoài chỉ huy Quân đoàn ba.
 
== Sự nghiệp quân sự ==
Dòng 33:
Bành Đức Hoài và [[Lâm Bưu]] được coi là hai tướng lĩnh xuất sắc hơn cả trong hàng ngũ Hồng quân. Họ không hề tỏ ra xung khắc nhau trong cuộc Vạn lý trường chinh. Cả hai đều ủng hộ sự lãnh đạo cao nhất của Mao Trạch Đông tại hội nghị [[Tuân Nghĩa]] tháng 1 năm 1934.
 
Trong thời gian [[Chiến tranh Trung-Nhật|Chiến tranh kháng Nhật]], Bành Đức Hoài là phó tổng tư lệnh quân đội của Đảng Cộng sản ([[Chu Đức]] là tổng tư lệnh). Ông thể hiện tài thao lược xuất sắc trong các hoạt động sau hậu phương quân [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] ở Bắc [[Trung Quốc]]. Sau khi quân Nhật đầu hàng [[Khốikhối Đồng Minh thời ĐệChiến nhịtranh thế chiếngiới thứ hai|quân Đồng minh]] năm 1945, cùng với [[Hạ Long (nguyên soái)|Hạ Long]] (người sau này cũng trở thành Nguyên soái), ông chỉ huy Hồng quân bao vây [[Bắc Kinh]], chia cắt quân đội [[Trung Hoa Dân Quốc|Trung Hoa Dân quốc]] ở đây với phần còn lại. Sau đó, trong chiến tranh Quốc – Cộng (1945-1949), ông là tư lệnh Tập đoàn quân số một giải phóng các tỉnh [[Cam Túc]], [[Ninh Hạ]], [[Thanh Hải]] và [[Thiểm Tây]].
 
[[Chiến tranh Triều Tiên]] (1950-1953) nổ ra, Lâm Bưu cáo ốm không muốn đảm nhận việc chỉ huy quân chí nguyện, thì Bành Đức Hoài đứng ra làm tư lệnh Chí nguyện quân Trung Quốc. Ông còn là Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, được phong hàm [[Nguyên soái]] Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc năm 1955.
Dòng 40:
 
== Xa rời quyền lực ==
Tháng 6 năm [[1959]], trong [[Hội nghị Lư Sơn]], Bành Đức Hoài viết thư riêng cho Mao Trạch Đông, chân thành đề cập đến thất bại, tình cảnh tiêu điều của nền kinh tế khi thực hiện Chính sách [[Đại nhảy vọt]]. Bức thư này đã biến ông trở thành tội đồ trong [[Cách mạng văn hóa|Cách mạng văn hóa Trung Quốc]] sau này. Mao Trạch Đông, tại Hội nghị Lư Sơn, đã quyết định công khai bức thư của Bành Đức Hoài và quy kết ông là tiêu cực. Với quyền lực của Mao Trạch Đông, toàn bộ Bộ Chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc đứng về phía Mao Trạch Đông hoặc lặng im. Gần như tất cả đả kích Bành Đức Hoài mà Lâm Bưu là người đứng đầu.
 
Ông bị phê phán nặng nề năm 1959 bởi những nhận xét về chính sách Đại nhảy vọt mà Mao Trạch Đông cho là không chấp nhận được. Chủ tịch Mao đồng ý rằng có một số sai sót nhưng nhìn chung là có tiến bộ tích cực. Bành Đức Hoài được gợi ý viết bản tự phê bình. Mao Trạch Đông, không còn nghi ngờ gì nữa, đối xử với ông như với kẻ thù. Nguyên soái bị đình chỉ mọi chức vụ, bị theo dõi và quản chế tại nhà riêng tại [[Thành Đô]], [[Tứ Xuyên]]. Người thay thế ông ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng là Lâm Bưu. Thực tế, Bành Đức Hoài bị lưu đày, bị xa lánh trong suốt 16 năm còn lại của cuộc đời.