Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Báp-tít”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 59 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q93191 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Ein Herr Ein Glaube Eine Taufe.jpg|nhỏ|Biểu tượng của tín hữu Baptist Đức,<br> "Một Chúa, Một đức tin, Một lễ báp-têm".]]
Cộng đồng '''Báp-tít''' là một phần của [[Phong trào Tin Lành|Phong trào Tin lành]] (''Evangelicalism'') và được xem là một trong những giáo phái thuộc cộng đồng [[Tin Lành|Kháng Cách]] (''Protestantism''). Tín hữu Báp-tít nhấn mạnh đến nghi thức báp têm theo cách dầm mình, xem nghi thức này là sự xưng nhận đức tin vào [[Giê-su|Chúa Giê-xu]] là Chúa và Cứu Chúa. Cấu trúc tổ chức theo thể chế tự trị giáo đoàn (''congregationalism''), chú trọng vào quyền tự trị dành cho các nhà thờ địa phương. Thường thì các nhà thờ Baptist tự nguyện kết hợp lại với nhau trong các tổ chức như [[Liên hiệp Báp-tít Nam phương]]. Tín hữu Baptist gọi nhà thờ địa phương là hội thánh, vì họ bác bỏ các khái niệm về giáo hội cấp quốc gia hoặc cấp khu vực. Như vậy, trong cộng đồng Baptist, các cấu trúc tổ chức cấp quốc gia hoặc khu vực chỉ được xem là những tổ chức có tính hội đoàn (không phải giáo hội), liên kết các hội thánh địa phương nhằm phục vụ một số mục đích như hợp tác trong truyền bá phúc âm, hoặc hỗ trợ nhau để phát triển.
 
==Xác tín==
Dòng 25:
*[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Titus%201;&version=19; Titus 1]</ref>
 
[[Thanh Tẩy|Báp têm]] là thánh lễ dành cho một cá nhân sau khi người ấy xưng nhận Giê-xu là Chúa và Cứu Chúa. Tín hữu Báp-tít chấp nhận báp têm theo ý nghĩa là một sự thể hiện có tính biểu trưng cho sự tẩy sạch [[tội lỗi]] từ bên trong, khi một người chấp nhận Giê-xu là Cứu Chúa, cũng là cơ hội để một tín hữu gia nhập vào cộng đồng [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]] nói chung, và vào một hội thánh địa phương nói riêng. Hầu hết các hội thánh Báp-tít đều xem Lễ Báp têm là điều kiện căn bản để gia nhập hội thánh.
 
Tín hữu Báp-tít nhấn mạnh (dù không luôn luôn) đến nghi thức báp têm theo cách dầm mình. Nghi thức này được cho là được thực hành bởi Giăng Báp-tít (''John the Baptist''), theo đó người thụ lễ được ấn sâu vào trong nước. Người hành lễ (thường là mục sư, nhưng tín hữu cũng có thể hành lễ) nhân danh [[Ba Ngôi]] theo phúc âm Matthew 28. 19 ("''hãy nhân danh [[Chúa Cha]], [[Giê-xusu|Chúa Con]] và [[Chúa Thánh Linh]] mà làm báp têm cho họ''"). Nghi thức này được xem là biểu trưng cho sự chết, sự chôn và [[Sự Phục sinh của Chúa Giê-xu|sự phục sinh của Chúa Giê-xu]].
 
Trong những trường hợp đặc biệt như người thụ lễ là người bệnh hoặc người lớn tuổi, lễ báp têm được cử hành theo cách rảy nước có thể được chấp nhận như một nghi thức thay thế. Một số hội thánh Báp-tít công nhận lễ báp têm của các giáo phái khác miễn là không phải báp têm dành cho trẻ em. Tuy nhiên, theo quan điểm phổ biến trong cộng đồng Báp-tít, nghi thức báp têm theo cách dầm mình là chọn lựa tốt nhất.
 
Tín hữu Báp-tít bác bỏ nghi thức báp têm dành cho trẻ em vì họ tin rằng, trong phạm trù của sự [[cứu rỗi]] linh hồn, cha mẹ không thể quyết định thay cho con cái của mình. Chỉ có những người đã đến “tuổi chịu trách nhiệm” mới có thể thụ lễ báp têm. Đó là tuổi mà con người có đủ hiểu biết để chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình. Nhiều tín hữu Báp-tít tin rằng ở tuổi 12, [[Giê-su|Chúa Giê-xu]] bắt đầu thi hành công việc của [[Thiên Chúa]], nên tuổi này có thể là một gợi ý điển hình cho “tuổi chịu trách nhiệm”.
 
==Thể chế==
Dòng 42:
 
==Phân lập giữa Giáo hội và Nhà nước==
Tín hữu Báp-tít, nhiều người đã bị cầm tù hoặc hi sinh mạng sống vì niềm tin của họ, đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và nguyên tắc phân lập giữa giáo hội và nhà nước tại [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] và [[Hoa Kỳ]]. Năm [[1612]], Smyth viết “các viên chức chính phủ, chiếu theo chức trách của mình, không nên can thiệp vào tôn giáo, hay các vấn đề của lương tâm”. Cũng vào năm ấy, Thomas Helwys viết, Hoàng đế Anh có thể “đòi hỏi nơi thần dân những điều nhà vua muốn, và chúng ta phải vâng phục, nhưng đối với Vương quốc của Thiên Chúa, nhà vua không nên can dự vào”.
 
Ủng hộ nguyên tắc phân lập giữa giáo hội và nhà nước không có nghĩa là rút lui khỏi lãnh vực chính trị, và tín hữu Báp-tít thường không tránh né các hoạt động chính trị. Gần đây tại Hoa Kỳ, tín hữu Báp-tít thường tham gia các hoạt động chính trị gây tranh cãi như chống cờ bạc, rượu, phá thai, hôn nhân đồng tính... Tại một số tiểu bang miền Nam, nơi tín hữu Báp-tít cấu thành đại bộ phận dân số, họ đã thành công trong nỗ lực thông qua các đạo luật cấm bán rượu và ngăn cản một số hình thức cờ bạc.
Dòng 58:
 
==Công chính bởi đức tin==
Được [[xưng công chính]] bởi đức tin, hay ''sola fide'', ngụ ý rằng chỉ bởi [[Đứcđức tin Kitô Đốcgiáo|đức tin]] (không phải bởi công đức) mà tín hữu nhận lãnh sự [[cứu rỗi]]. Thần học Báp-tít cho rằng nhân loại đã bị ô uế bởi tội lỗi vì cớ sự phản loạn của [[Adam]] và [[Eva (kinh thánh)|Eva]] chống nghịch Thiên Chúa, vì tội nguyên thủy này mà con người bị hư mất đời đời. Nhưng Chúa Cơ Đốc chết trên thập tự giá để ban cho con người sự sống vĩnh hằng, miễn là họ chấp nhận Chúa Cơ Đốc vào trong đời sống của mình và khẩn cầu Ngài tha thứ tội lỗi.
 
==Nghi thức==
Dòng 66:
 
==Nguồn gốc==
Có một số quan điểm cho rằng đức tin Báp-tít đã hiện hữu ngay từ thời kỳ hội thánh tiên khởi, từ những ngày của [[Gioan Baotixita|Giăng Báp-tít]] (''Gioan Tẩy giả'') và Chúa Giê-xu. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng truyền thống Baptist được lưu truyền qua sự tiếp nối của các giáo đoàn Cơ Đốc. Đức tin Baptist được thể hiện qua thần học và sống đạo của các giáo đoàn này, dù thuật ngữ Baptist không được biết đến. Quan điểm này đặt nền tảng trên phúc âm Matthew (''Matthêu'' hoặc ''Ma-thi-ơ'') 16. 18, "...''ta sẽ lập hội thánh ta trên đá này; và cửa âm phủ không thể thắng hơn hội thánh''".
==Thành viên==
===Thống kê===
Dòng 92:
Ước tính có hơn 90 triệu tín hữu Báp-tít trên toàn thế giới tập trung trong gần 300 000 giáo đoàn, với khoảng 47 triệu tín hữu Báp-tít tại Hoa Kỳ<ref>http://www.adherents.com/rel_USA.html</ref>.
 
Những cộng đồng Baptist đông đảo có mặt ở [[châu Á]], [[châu Phi]] và [[Mỹ Latinh|Mỹ Latin]], đáng kể nhất là tại [[Ấn Độ]] (2,4 triệu), [[Nigeria]] (2,3 triệu), [[Cộng hòa Dân chủ Congo]] (1,9 triệu), và [[Brasil]] (1,5 triệu)<ref>[http://www.bwanet.org/default.aspx?pid=437 Baptist World Alliance statistics]</ref>.
 
Theo một cuộc khảo sát trong thập niên 1990, cứ năm người Mỹ có một người tự nhận mình là tín hữu Báp-tít. Cộng đồng Báp-tít tại [[Hoa Kỳ]] có hơn năm mươi nhóm khác nhau, nhưng có đến 92% số thành viên gia nhập một trong năm giáo phái sau: Liên hữu Baptist Nam phương (SBC); Liên hữu Báp-tít Quốc gia (NBC); Liên hữu Baptist Quốc gia Mỹ (NBCA); Hội thánh Baptist Mỹ (ABC); và Thông công Baptist Quốc tế (BBFI)<ref>Albert W. Wardin, ''Baptists Around the World'' (Nashville: Broadman and Holman Publishers, 1995) p. 367</ref>.