Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảo tàng Orsay”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 113 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q23402 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 32:
=== Địa điểm ===
[[Tập tin:Palais d'Orsay.gif|nhỏ|300px|Cung điện Orsay]]
Vị trí của bảo tàng Orsay vốn là phố Lille, trục chính khu vườn cũ của hoàng hậu [[Marguerite de Valois]]. Sau khi hoàng hậu mất vào năm [[1615]], khu đất được chia lô và nhiều dinh thự quý tộc được xây dựng dọc theo bờ [[sông Seine]], gần bến cảng mang tên Grenouillière. Kè sông Orsay, bắt đầu từ năm [[1708]] và hoàn thành dưới thời [[Đệ nhất đếĐế chế (Pháp)thứ nhất|Đệ nhất đế chế]]. Từ [[1782]] tới [[1788]], dinh thự Salm, ngày nay là điện [[Bắc Đẩu Bội tinh|Bắc đẩu bội tinh]], được xây dựng.<ref name="site">{{Chú thích web
| url = http://www.musee-orsay.fr/fr/collections/histoire-du-musee/le-site.html
| title = Le site
Dòng 52:
</ref>
 
Nhà ga và khách sạn đã được khánh thành vào [[14 tháng 7]] năm [[1900]], dịp Triển lãm thế giới. Phía bên ngoài, Victor Laloux che giấu kết cấu thép bằng một lớp trang trí đá theo phong cách chiết trung. Bên trong, Orsay là một nhà ga hiện đại, được trang bị [[thang máy|cầu thang máy]], các băng chuyển hành lý, với 16 đường ray ngầm, các dịch vụ tiếp đón trên tầng trệt. Đại sảnh của nhà ga cao 32 mét, rộng 40 mét dọc theo ke tàu.<ref name="gare"/>
 
Từ [[1900]] tới [[1939]], nhà ga Orsay giữ vai trò ga cuối của tuyến đường sắt Tây Nam nước [[Pháp]]. Khách sạn Orsay không chỉ đón tiếp các du khách mà còn dành cho trụ sở các tổ chức, đảng phái chính trị, nơi tổ chức nhiều tiệc chiêu đãi. Nhưng từ năm 1939, ga Orsay chỉ còn phục vụ cho các tuyến ra ngoại ô. Cơ sở nhà ga không còn phù hợp khi các đoàn tàu dần được điện khí hóa. Nhà ga sau đó được sử dụng làm trung tâm gửi hành lý các tù nhân trong chiến tranh, rồi trở thành trung tâm tiếp đón tù nhân sau giải phóng. Tới [[1 tháng 1]] năm [[1973]], khách sạn Orsay đóng cửa.<ref name="gare"/>
Dòng 117:
 
=== Tổ chức hành chính và các hoạt động ===
Về mặt hành chính, kể từ [[1 tháng 1]] năm [[2004]], bảo tàng Orsay là một cơ quan hành chính công cộng, quản lý cả bảo tàng [[Ernest Hébert|Hébert]] ở số 85, phố Cherche-Midi, [[Quận 6, Paris|Quận 6]]. Bên cạnh chức năng bảo tàng, Orsay còn thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm, tại bảo tàng và đôi khi ở địa điểm khác. Đầu năm [[2008]], Orsay tổ chức tại [[Kyōto (thành phố)|Kyoto]] và [[Tōkyō|Tokyo]] cuộc triển lãm về [[Pierre-Auguste Renoir]] và con trai, [[Jean Renoir]]. Ngoài ra, Orsay còn có các cuộc hội thảo, gặp gỡ cũng như những hoạt động nghiên cứu về nghệ thuật.
 
== Bộ sưu tập ==
Bảo tàng Orsay là một bảo tàng quốc gia. Khi thành lập, các hiện vật của Orsay xuất phát từ ba nguồn chính: [[bảo tàng Louvre]], [[phòng trưng bày quốc gia Jeu de Paume|bảo tàng Jeu de Paume]], bảo tàng Nghệ thuật hiện đại của [[trung tâm Georges-Pompidou]]. Những năm tiếp theo, bảo tàng tiếp tục thu thập các tác phẩm từ nhiều nguồn đa dạng khác. Ngày nay, Orsay sở hữu bộ sưu tập quan trọng bậc nhất về nghệ thuật phương Tây thế kỷ 19, đặc biệt là [[Trường phái ấn tượng]] và [[Hậu ấn tượng]]. Trong số nghệ sĩ nổi tiếng của bảo tàng, có thể kể tới [[Paul Cézanne]], [[Gustave Courbet]], [[Edgar Degas]], [[Eugène Delacroix]], [[Antoni Gaudí]], [[Paul Gauguin]], [[Vincent van Gogh]], [[Édouard Manet]], [[Henri Matisse]], [[Jean-François Millet]], [[Claude Monet]], [[Nadar]], [[Camille Pissarro]], [[Pierre-Auguste Renoir]], [[Auguste Rodin]], [[Georges Seurat]], [[Paul Signac]], [[Alfred Sisley]], [[Henri de Toulouse-Lautrec]].
<br clear="all">
<div class="NavFrame">
Dòng 219:
 
=== Hội họa ===
Bộ sưu tập hội họa của Orsay được bắt nguồn từ [[bảo tàng Luxembourg]], do vua [[Louis XVIII của Pháp|Louis XVIII]] thành lập năm [[1818]] tập hợp tác phẩm của những nghệ sĩ đương thời. Nhưng phải đến cuối [[thế kỷ 19]], các bộ sưu tập của nhà nước mới dần đa dạng nhờ hiến tặng của những cá nhân, người thân các nghệ sĩ. Năm [[1890]], tác phẩm ''[[Olympia (Manet)|Olympia]]'' của [[Édouard Manet|Edouard Manet]] được tặng lại cho bảo tàng Luxembourg. Năm [[1894]], bộ sưu tập của [[Gustave Caillebotte]] cũng được di tặng cho Nhà nước, gồm hơn 60 họa phẩm của [[Edgar Degas|Degas]], [[Édouard Manet|Manet]], [[Paul Cézanne|Cézanne]], [[Claude Monet|Monet]], [[Pierre-Auguste Renoir|Renoir]], [[Alfred Sisley|Sisley]], [[Camille Pissarro|Pissarro]] và [[Jean-François Millet|Millet]]. Cũng khoảng thời gian này, Chính phủ Pháp bắt đầu tìm mua lại tác phẩm của những nghệ sĩ hiện đại hơn, như [[Pierre Puvis de Chavannes]], [[Henri Fantin-Latour]], [[Eugène Carrière]]... Những năm tiếp theo, bộ sưu tập [[Trường phái ấn tượng]] tiếp tục phong phú nhờ quà tặng của những người thừa kế. Bên cạnh đó, bộ sưu tập tác phẩm các nghệ sĩ nước ngoài cũng phát triển và được lập thành [[phòng trưng bày quốc gia Jeu de Paume|bảo tàng Jeu de Paume]] vào năm [[1922]]. Năm [[1929]], các tác phẩm Trường phái ấn tượng được chuyển về [[bảo tàng Louvre]].
 
Đến năm [[1937]], bảo tàng Luxembourg được thay thế bằng bảo tảng Nghệ thuật hiện đại, nằm tại [[Palais de Tokyo]]. Năm [[1947]], bảo tàng Louvre được tổ chức lại và bộ sưu tập Trường phái ấn tượng chuyển về Jeu de Paume. Các tác phẩm này đã thu hút một lượng công chúng quá lớn khiến Jeu de Paume trở nên chật hẹp. Bảo tảng Orsay được thành lập đã giải quyết cả vấn đề tương tự với bảo tàng Nghệ thuật hiện đại trong [[Trung tâm Georges-Pompidou|Trung tâm Pompidou]]. Trong suốt khoản thời gian đó và cả sau này, bộ sưu tập hội họa vẫn tiếp tục phát triển nhờ di tặng và mua lại.<ref>{{Chú thích web
| url = http://www.musee-orsay.fr/fr/collections/histoire-des-collections/peinture.html
| title = Peinture
Dòng 261:
Tương tự bộ sưu tập hội họa, một phần những tác phẩm điêu khắc của Orsay cũng bắt nguồn từ bảo tàng Luxembourg. Nhưng so với hội họa, số lượng bộ sưu tập điêu khắc của bảo tàng Luxembourg ít hơn, vào năm 1852 mới chỉ có 25 tác phẩm. Năm 1875, sau khi [[Antoine-Louis Barye]] mất, bảo tàng có thêm một số tác phẩm gang và bản mẫu bằng sáp của nhà điều khắc này. Cuối [[thế kỷ 19]], đầu [[thế kỷ 20]], bảo tàng Luxembourg dần nhận được nhiều tác phẩm quan trọng khác của [[Auguste Rodin]], [[Honoré Daumier]], [[Antoine Bourdelle]]...
 
Trong một thời gian dài, bảo tàng Luxembourg đã bỏ quên các nhà điêu khắc nước ngoài. Năm [[1923]], bảo tàng Trường phái ngoại quốc được thành lập ở Jeu de Paume và mở cửa tới [[1940]]. Năm [[1947]], bảo tàng Jeu de Paume được mở cửa trở lại, nhưng bộ sưu tập điêu khắc đóng vai trò thứ yếu sau bộ sưu tập hội họa, đặc biệt là các tác phẩm hội họa [[Trường phái ấn tượng|Ấn tượng]]. Năm 1939, bảo tàng Luxembourg đóng cửa, các tác phẩm phân tán về [[bảo tàng Louvre|Louvre]], [[trung tâm Georges-Pompidou|trung tâm Pompidou]], [[Palais de Tokyo]] và cả thành phố khác.
 
Khi bảo tàng Orsay được thành lập, nơi đây trở thành một không gian lý tưởng cho các tác phẩm điêu khắc. Một số tác phẩm từ các bảo tàng khác nữa cũng được chuyển về Orsay như ''La Pensée'' và ''La porte de l'Enfer'' từ [[bảo tàng Rodin]], ''La Nature se dévoilant à la Science'' của [[Ernest Barrias]] từ Conservatoire des arts et métiers. Orsay cũng nhận được các tác phẩm từ thành phố khác và một số tượng đài ở các công trình kiến trúc. Những năm đầu mở cửa, Hội những người bạn Orsay còn thu thập được thêm 200 tác phẩm điêu khắc. Từ năm [[1986]], để da dạng hóa bộ sưu tập điêu khắc, bảo tàng mua thêm các tác phẩm của những nghệ sĩ nước ngoài như [[Medardo Rosso]], [[Max Klinger]]... cũng như một bộ sưu tập quan trọng của [[Camille Claudel]].
Dòng 287:
=== Nghệ thuật trang trí, nhiếp ảnh, họa hình, kiến trúc ===
[[Tập tin:01 Orsay.jpg|230px|nhỏ|Một phòng trưng bày ở tầng hai]]
'''Nghệ thuật trang trí''': Bảo tàng Orsay thành lập đã tập trung một số lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật trang trí đang phân tán ở nhiều bảo tàng hay cơ quan khác, như [[lâu đài Fontainebleau]], [[Bộ Ngoại giao Pháp|Bộ Ngoại giao]], [[bảo tàng Louvre]], [[bảo tàng quốc gia Trung Cổ|bảo tàng Cluny]]... Bộ sưu tập này gồm các tác phẩm thuộc giai đoạn 1850-1880. Về thời kỳ [[Art Nouveau|Art nouveau]], Orsay nhận được các tác phẩm từ bảo tàng Nghệ thuật trang trí. Những năm tiếp theo, bảo tàng mua thêm và được tặng lại nhiều tác phẩm đa dạng khác.<ref>{{Chú thích web
| url = http://www.musee-orsay.fr/fr/collections/histoire-des-collections/arts-decoratifs.html
| title = Arts décoratifs
Dòng 294:
}}</ref>
 
'''Nhiếp ảnh''': Vào những năm 1970, khi Orsay được được quyết định thành lập, chưa một bảo tàng Pháp nào có phòng trưng bày riêng cho [[nhiếp ảnh]]. Khác với các tác phẩm hội họa, điêu khắc được thừa hưởng từ bảo tàng khác, bộ sưu tập nhiếp ảnh của Orsay được bắt đầu bằng việc mua lại. Những album ảnh đầu tiên được mua thuộc thời kỳ [[1839]] tới [[1863]], giai đoạn được xem như hoàng kim của nhiếp ảnh [[Pháp]] và [[Anh]] với các tác phẩm của [[Gustave Le Gray]], [[Édouard Baldus]], [[Hippolyte Bayard]]... Tiếp theo, một số tác phẩm từ các cơ quan, viện lưu trữ cũng được chuyển về Orsay. Năm [[1986]], bảo tàng mua được một bộ các album ảnh của [[Eugène Atget]] mang tên ''Documents pour l'histoire du vieux Paris''. Năm [[1991]], bảo tàng được tặng một bộ sưu tập các bức ảnh của [[Nadar|Félix Nadar]]. Hiện nay, Orsay sở hữu hơn 45 ngàn tác phẩm nhiếp ảnh và vẫn tiếp tục mua lại hoặc được tặng thêm.<ref>{{Chú thích web
| url = http://www.musee-orsay.fr/fr/collections/histoire-des-collections/photographie.html
| title = Photographie
Dòng 308:
}}</ref>
 
'''Kiến trúc''': Ngay từ khi được quyết định thành lập, kiến trúc đã được dành không gian ở bảo tàng Orsay. Các bản vẽ kiến trúc được chuyển về từ [[bảo tàng Louvre]]. Trong đó có những tác phẩm của các kiến trúc sư nổi tiếng thế kỷ 19 như [[Victor Baltard]], [[Félix Duban]], [[Charles Garnier]], [[Henri Labrouste]], [[Eugène Viollet-le-Duc]]. Phong cách [[Art Nouveau|Art nouveau]], Orsay có các tư liệu của [[Émile Gallé]] - được cháu nội của Gallé tặng lại vào [[tháng năm|tháng 5]] năm [[1986]] - và [[Hector Guimard]] - do các sinh viên tìm được năm [[1968]]. Nhờ các chính sách sưu tầm, Orsay tiếp tục thu thập được các hiện vật về kiến trúc cổ cho tới kiến trúc hiện đại. Khu vực kiến trúc cũng trưng bày mô hình của các công trình nổi tiếng, các quy hoạch đô thị...<ref>{{Chú thích web
| url = http://www.musee-orsay.fr/fr/collections/histoire-des-collections/architecture.html
| title =Architecture
Dòng 317:
== Lượng khách viếng thăm ==
[[Tập tin:Museudorsay22.jpg|230px|nhỏ|Bảo tàng nhìn từ phía sông Seine]]
Là một trong những bảo tàng quan trọng nhất Paris, Orsay cũng là một trong những điểm [[Du lịch Paris|thu hút khách viếng thăm]] nhất thành phố. Năm [[2006]], bảo tàng Orsay đạt 3.009.203 lượt khách, đứng thứ 7, sau [[Nhà thờ Đức Bà Paris|nhà thờ Đức Bà]], [[Nhàvương thờcung thánh đường Sacré-Cœur, Paris|nhà thờ Sacré-Cœur]] (hai địa điểm miễn phí), [[bảo tàng Louvre]], [[tháp Eiffel]], [[trung tâm Georges-Pompidou]] và [[Cité des sciences et de l'industrie]].<ref>{{Chú thích web
| url = http://www.parisinfo.com/uploads/d1//0706_tp_tableau_bord_20.pdf
| title = Thống kê du lịch