Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bậc (địa tầng)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 18 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1123245 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Địa chất cổ sinh học}}
Một '''bậc''' hay một '''tầng động vật''' là đơn vị chia nhỏ của các [[niên đại địa chất|lớp đá]] được sử dụng chủ yếu là các [[nhà cổ sinh vật học]] khi nghiên cứu về các [[hóa thạch]] hơn là các [[nhà địa chất học|nhà địa chất]] khi nghiên cứu về các [[thành hệ địa chất|thành hệ]] đá. Thông thường, một tầng động vật sẽ bao gồm một hệ đá có chứa các loại hóa thạch tương tự nhau. Tại đây có một hoặc một số [[hóa thạch chỉ dẫn]] nói chung là phổ biến, dễ dàng nhận ra và chỉ giới hạn trong một hay nhiều nhất là vài tầng. Vì vậy, ví dụ như một nhà cổ sinh vật học Bắc Mỹ tìm thấy các mảnh vỡ của [[bọ ba thùy]] ''Olenellus'' thì ông ta có thể xác định được lớp đá chứa nó thuộc về [[tầng Waucoban]] trong khi các mảnh vỡ của bọ ba thùy ra đời muộn hơn, chẳng hạn như ''Elrathia'' thì có thể xác định tầng động vật đó là [[tầng Albertan]]. ''Tầng'' được hiểu theo ngữ cảnh này là thuật ngữ để định nghĩa một tập hợp các lớp đá. Nó có thể coi là giống như thuật ngữ ''kỳ'' khi định nghĩa một chu kỳ thời gian trong địa chất, mặc dù hai từ này thông thường hay được sử dụng theo kiểu hoán đổi được cho nhau trong các tài liệu khoa học không chính thức. Trong thang địa tầng, nó là đơn vị chia nhỏ của [[thống (địa tầng)|thống]] và nó lại có thể chia nhỏ thành một vài [[đới (địa tầng)|đới]].
 
Các tầng động vật có tầm quan trọng rất lớn trong [[thế kỷ 19]] và nửa đầu [[thế kỷ 20]] do chúng là công cụ chủ lực để xác định niên đại các lớp đá cho đến khi có sự phát triển mạnh hơn của các phương pháp [[địa chấn học]] và [[xác định niên đại bằng phóng xạ]] trong nửa sau thế kỷ 20.