Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q53536 Addbot
Airwalker (thảo luận | đóng góp)
Dòng 13:
Sau cuộc khủng hoảng trong hệ thống [[ngân hàng]] năm 1907, [[Quốc hội Hoa Kỳ]] thành lập "Ủy ban tiền tệ quốc gia" với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng. Nelson Aldrich – người đứng đầu [[Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ|đảng Cộng hòa]] ở quốc hội đồng thời là chuyên gia tài chính, được chỉ định là Chủ tịch Ủy ban. Ông chỉ đạo một cuộc khảo sát tường tận các [[ngân hàng trung ương]] [[Châu Âu]] và nhận thấy rằng [[Anh]] và [[Đức]] là hai nước có các [[ngân hàng trung ương]] ưu việt hơn hẳn. Năm 1910, Nelson Aldrich tìm kiếm sự giúp đỡ từ các [[ngân hàng]] hàng đầu của [[Hoa Kỳ]] với mong muốn dự thảo một kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng cho [[Hoa Kỳ]] một hệ thống tài chính tiên tiến như của [[Anh]] và [[Đức]]. Ông cùng các chuyên viên đại diện của các định chế tài chính lớn khi đó là [[J.P. Morgan]], [[Rockefeller]], và [[Kuhn, Loeb và Công ty]], dành riêng một tuần thảo luận tại đảo Jekyll (ngoài khơi bang [[Georgia]]). Đại diện của Kuhn, Loeb và Công ty là Paul Warburg (chuyên gia tài chính gốc [[người Đức|Đức]]) chủ trì việc xác lập những ý cơ bản của Đạo luật Dự trữ liên bang. Aldrich sau đó giới thiệu kế hoạch của ông về ngân hàng trung ương với tên “dự luật Aldrich”, đề xuất thành lập "Tổ chức Dự trữ liên bang" (Federal Reserve Association). Dự luật này trở thành một phần trong chính sách của [[Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ|đảng Cộng hòa]] ở Quốc hội nhưng không được phê chuẩn năm 1911 khi đa số quốc hội thuộc về [[Đảng Dân chủ Hoa Kỳ|đảng Dân chủ]].
 
Năm 1913, [[Tổng thống]] [[Đảng Dân chủ Hoa Kỳ|đảng Dân chủ]] [[Woodrow Wilson]] phải tác động để kế hoạch của Aldrich được thông qua dưới sự đỡ đầu của thế lực [[Đảng Dân chủ Hoa Kỳ|đảng Dân chủ]] với tên mới là "Đạo luật Dự trữ liên bang". Frank Vanderlip, người đã tham gia hội nghị ở đảo Jekyll và là chủ tịch National City Bank viết trong tự truyện của mình rằng “''mặc dù kế hoạch về Quỹ dự trữ liên bang của Aldrich đã không được thông qua với cái tên của chính ông, nhưng những điểm cơ bản của nó đều nằm trong dự luật sau này được thông qua''”. [[Tổng thống]] Wilson đã giành ưu thế trước William Jennings Bryan, người đứng đầu phe ủng hộ nông nghiệp trong đảng. Những người thuộc phe này muốn có [[ngân hàng trung ương]] của chính phủ mang đặc quyền in ấn và phát hành [[tiền giấy|giấy bạc]] mỗi khi Quốc hội cần. Woodrow Wilson thuyết phục rằng giấy bạc của Cục dự trữ liên bang chính là nghĩa vụ của chính phủ, do đó chương trình này phù hợp mong muốn của họ. Những nghị sỹ đại diện miền nam và miền tây được tổng thống thuyết phục rằng hệ thống mới ra đời sẽ phân tán ở 12 vùng và sẽ giảm quềnquyền lực của [[New York]], tăng quyền lực cho các vùng nội địa. (Trên thực tế, Ngân hàng dự trữ liên bang chi nhánh New York trở thành “số một” trong các Ngân hàng dự trữ liên bang. Ví dụ, nó có đặc quyền tiến hành các hoạt động trên thị trường (phát hành trái phiếu, v.v..) dưới sụsự chỉ đạo của Ủy ban thị trường của Fed). Carter Glass, nghị sĩ [[Đảng Dân chủ Hoa Kỳ|đảng Dân chủ]] ủng hộ nhiệt liệt dự luật và mang về cho Richmond, [[Virginia]] quê ông một Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Bang [[Missouri]] có tới hai Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực nhờ James A. Reed ([[Đảng Dân chủ Hoa Kỳ|đảng Dân chủ]]).
 
Quốc hội thông qua "Đạo luật Dự trữ liên bang" cuối năm 1913. Paul Warburg và các chuyên gia xuất sắc khác được chỉ định điều hành hệ thống non trẻ. '''the Fed''' đi vào hoạt động năm 1915 và đóng vai trò chủ chốt tài trợ các nỗ lực [[chiến tranh]] của [[Mỹ]] và phe liên minh trong [[Thế chiến thứ nhất]].
 
Tháng 07 năm 1979, [[Paul Volcker]] được [[tổng thống]] [[Jimmy Carter]] chỉ định là Chủ tịch Hội đồng thống đốc của Cục dự trữ liên bang khi [[lạm phát]] đang gia tăng trầm trọng. Dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker, các biện pháp kiểm soát lạm phát đã có hiệu quả và tỷ lệ [[lạm phát]] đã giảm nhanh chóng trước năm 1986.