Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Callisto (vệ tinh)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 71 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q3134 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 75:
Khối lượng riêng của Callisto, được xác định bằng 1,83 g/cm<sup>3</sup>, chỉ ra rằng Callisto cấu tạo từ một nửa là đá và một nửa là [[băng|băng nước]], có thể có thêm một số loại băng dễ bay hơi như [[amoniac]]<ref name="Anderson 2001"/><ref name=Kuskov2005>{{chú thích tạp chí|last=Kuskov|first=O.L.|coauthors=Kronrod, V.A.|title=Internal structure of Europa and Callisto|year=2005|volume=177|pages=550–369|doi=10.1016/j.icarus.2005.04.014| url=http://adsabs.harvard.edu/abs/2005Icar..177..550K | journal = Icarus}}</ref>. Tỉ lệ của băng trong khối lượng của Callisto là khoảng 49–55%<ref name=Kuskov2005/><ref name="Spohn 2003"/>. Cấu tạo phần đá của Callisto vẫn chưa được xác định, nhưng rất có thể giống như cấu tạo của [[O-chondrite]] dạng L/LL với ít kim loại, ít sắt và nhiều các [[ôxít]] kim loại hơn so với [[H-chondrite]] (chondrite là những mẫu thiên thạch tìm thấy trên [[Trái Đất]] được phân loại theo thành phần, cấu tạo). Tỉ lệ sắt : silic của Callisto là khoảng 0,9:1,3 trong khi đối với Mặt Trời là khoảng 1,8<ref name=Kuskov2005/>.
 
Bề mặt của Callisto có độ phản xạ vào khoảng 20%<ref name=Moore2004/>. Cấu tạo bề mặt của nó cũng tương tự như toàn bộ cấu tạo của vệ tinh. Quang phổ cận hồng ngoại của Callisto cho thấy có những vạch hấp thụ của băng nước ở các bước sóng 1,04, 1,25, 1,5, 2,0 và 3,0&nbsp;µm<ref name=Moore2004/>. Băng nước rất phổ biến trên bề mặt vệ tinh, tỉ lệ có thể là từ 25–50%<ref name=Showman1999>{{chú thích tạp chí|last=Showman |first=Adam P.|coauthors=Malhotra, Renu|title=The Galilean Satellites|year=1999|journal=[[Science]]|volume=286|pages=77–84|doi=10.1126/science.286.5437.77| url=http://www.lpl.arizona.edu/~showman/publications/showman-malhotra-1999.pdf|format=pdf|pmid=10506564}}</ref>. Phân tích những dữ liệu quang phổ có độ phân giải cao trong vùng bước sóng cận [[tia hồng ngoại|hồng ngoại]] và [[tử ngoại]] của Callisto thu được từ tàu Galileo và các trạm quan sát mặt đất cho thấy: trên bề mặt Callisto còn có nhiều vật chất không ở dạng băng như: các khoáng [[khoáng vật silicat|silicat]] [[sắt]] hay [[magiê]] ngậm nước, [[Cacbon điôxít|CO<sub>2</sub>]]<ref name=Brown2003/>, [[Lưu huỳnh điôxit|SO<sub>2</sub>]]<ref name=Noll1996>{{chú thích web|last=Noll|first=K.S.|title=Detection of SO<sub>2</sub> on Callisto with the Hubble Space Telescope|year=1996|publisher=Lunar and Planetary Science XXXI| url=http://www.lpi.usra.edu/meetings/lpsc97/pdf/1852.PDF|pages=1852|format=pdf}}</ref>, [[amoniac]] và các [[hợp chất hữu cơ]]<ref name=Moore2004/><ref name=Showman1999/>. Nhìn chung, bề mặt của Callisto rất không đồng nhất với những vệt sáng màu của băng nước nằm lẫn với những vệt hỗn hợp băng đá cho tới những vệt tối màu của các vật chất không ở dạng băng<ref name=Moore2004/><ref name="Greeley 2000"/>.
 
Bề mặt của Callisto được chia thành hai nửa không đối xứng. Nửa [[bán cầu]] hướng theo chiều quay của vệ tinh (là nửa bán cầu ta nhìn thấy khi quan sát vệ tinh đi về phía chúng ta) có màu tối hơn so với nửa còn lại. Điều này trái ngược với các vệ tinh Galileo khác<ref name=Moore2004/>. Nửa tối hơn có nhiều [[Lưu huỳnh điôxit|SO<sub>2</sub>]]<ref name=Hibbitts1998>{{chú thích web|last=Hibbitts |first=C.A.|coauthors=McCord, T. B.; Hansen, G.B.|title=Distributions of CO<sub>2</sub> and SO<sub>2</sub> on the Surface of Callisto|year=1998|publisher=Lunar and Planetary Science XXXI|url=http://www.lpi.usra.edu/meetings/lpsc2000/pdf/1908.pdf|pages=1908|format=pdf}}</ref>, trong khi nửa sáng hơn, có nhiều [[Cacbon điôxít|CO<sub>2</sub>]]<ref name=Hibbitts1998/>. Xét một cách tổng quát, cấu tạo bề mặt của Callisto, khá giống với các [[tiểu hành tinh]] nhóm D với nhiều vật chất chứa [[cacbon|carbon]].