Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Suy thoái kinh tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 53 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q176494 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Suy thoái kinh tế''' ([[tiếng Anh]]: ''recession/economic downturn'') được định nghĩa trong [[Kinh tế học vĩ mô]] là sự suy giảm của [[Tổng sản phẩm nội địa|Tổng sản phẩm quốc nội]] thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ [[tăng trưởng kinh tế]] âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia ([[NBER]]) của [[Hoa Kỳ]] đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn ''“là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”''. Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như [[việc làm]], [[đầu tư]], và [[lợi nhuận]] doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả ([[giảm phát]]), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả ([[lạm phát]]) trong thời kì [[đình lạm]].
 
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là '''[[khủng hoảng kinh tế (Marx)|khủng hoảng kinh tế]]'''. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.
 
Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo [[chu kỳ kinh tế]], nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra. Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế ([[Kinh tế học Keynes|học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes]]), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra [[chu kỳ kinh tế]] ([[chủ nghĩa tiền tệ]]).